Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
256285

Kỷ niệm 76 năm Ngày Thương binh Liệt Sĩ (27/7/1947-27/7/2023)

Ngày 27/07/2023 14:34:58

Cùng với truyền thống yêu nước, đạo lý Uống nước nhớ nguồn, Đền ơn đáp nghĩa là nét đẹp và truyền thống nhân văn cao cả của dân tộc ta. Truyền thống đó đã được hun đúc và giữ gìn như ngọn lửa thiêng qua bề dày lịch sử dựng nước và giữ nước, giải phóng dân tộc với các cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc Việt Nam anh hùng với các sự kiện trọng đại ghi dấu ấn không thể phai mờ. Một trong những sự kiện sáng ngời giá trị lịch sử và lý tưởng nhân văn cao đẹp ấy là Ngày Thương Binh Liệt sĩ 27/7.

Trong không khí trang trọng và thiêng liêng của những ngày tháng 7 lịch sử, nhân dịp kỷ niệm 76 năm ngày Thương binh Liệt sĩ 27/7, chúng ta hãy ngược dòng lịch sử để cùng ôn lại nguồn gốc lịch sử và ý nghĩa nhân văn của Ngày lễ trọng đại này.

Sau Cách mạng Tháng tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời còn non trẻ phải đối diện với muôn vàn khó khăn “Giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm và nội phản” đẩy vận mệnh dân tộc ta vào tình thế nguy nan như “Nghìn cân treo sợi tóc”. Phát huy truyền thống yêu nước với tinh thần đấu tranh cách mạng kiên cường, bất khuất “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” để bảo vệ thành quả của Cách mạng Tháng Tám, giữ vững nền độc lập dân tộc, quân dân ta đã chiến đấu ngoan cường để chống lại quân xâm lược và tay sai. Trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp trường kỳ và gian khổ, nhiều đồng chí, đồng bào ta đã xả thân hy sinh xương máu trên chiến trường khốc liệt. Thấm nhuần đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa” của dân tộc và thấu hiểu sâu sắc giá trị của sự hi sinh, cống hiến to lớn của các anh hùng liệt sĩ, thương binh, đối với đất nước, Đảng, Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhân dân ta đã dành trọn tình thương yêu cho các chiến sĩ và đồng bào đã cống hiến và hi sinh xương máu cho nền độc lập tự do của Tổ quốc.

Đầu năm 1946, Hội Giúp binh sĩ bị nạn ra đời ở Thuận Hóa (Bình Trị Thiên), rồi đến Hà Nội và một số địa phương khác, sau đó đổi thành Hội Giúp binh sĩ bị thương. Nhiều chương trình quyên góp, ủng hộ bộ đội được phát động, đáng chú ý nhất là cuộc vận động “Mùa đồng binh sĩ”. Theo sáng kiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Uỷ ban vận động đã họp phát động phong trào may áo trấn thủ cho chiến sĩ. Chiều ngày 17/11/1946, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Hội Liên Hiệp Quốc Việt Nam đã tổ chức lễ xung phong “ Mùa đông binh sĩ”, mở đầu cuộc vận động “Mùa đông binh sĩ” trong cả nước.

Ngày 19/12/1946, thực hiện lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Quân và dân ta đã đoàn kết chiến đấu với tinh thần “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Trong lửa đạn tàn khốc của chiến trường, số người bị thương và hy sinh trong chiến đấu tăng lên, đời sống của chiến sĩ, nhất là những chiến sĩ bị thương gặp khó khăn, thiếu thốn. Trước tình hình trên, Đảng, Nhà nước ta đã đưa ra những chính sách quan trọng về công tác thương binh, liệt sĩ, góp phần ổn định đời sống vật chấ,t tinh thần cho thương binh, gia đình liệt sĩ.

Ngày 16/2/1947 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chính thức ký Sắc lệnh số 20/SL “Quy định chế độ hưu bổng, thương tật và tiền tuất tử sĩ”. Đây là văn bản pháp quy đầu tiên khẳng địnhvị trí quan trọng của công tác Thương binh, Liệt sĩ và thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đến thương binh, bệnh binh và gia đình liệt sĩ.

Tháng 6/1947 đại biểu của Tổng bộ Việt Minh, Trung ương Hội Phụ nữ Cứu quốc, Trung ương Đoàn Thanh niên Cứu quốc, Cục chính trị quân đội quốc gia Việt Nam, Nha Thông tin tuyên truyền và một số địa phương đã họp tại Đại Từ (Bắc Thái) để bàn về công tác thương binh, liệt sĩ và thực hiện Chỉ thị Chủ tịch Hồ Chí Minh chọn Ngày Thương binh Liệt Sĩ.Tại cuộc họp này các đại biểu đã nhất trí chọn ngày 27/7 là “Ngày Thương binh toàn quốc”. Tháng 7/1955, Đảng và Nhà nước ta quyết định đổi Ngày Thương binh toàn quốc”. thành “Ngày Thương binh Liệt Sĩ”

 Sau ngày giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước, theo Chỉ thị 223/CT-TW ngày 8/7/1975 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, từ năm 1975, ngày 27 tháng 7 hằng năm chính thức trở thành ngày “Thương binh Liệt sĩ” của cả nước.

 76 năm qua, Ngày Thương binh Liệt sĩ 27/7 đã đi vào lịch sử dân tộc ta là ngày lễ lớn hội tụ giá trị nhân văn, có ý nghĩa lịch sử, chính trị, xã hội sâu sắc. Đó là biểu hiện đậm nét và sáng ngời truyền thống “Hiếu nghĩa bác ái”, “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc; thể hiện sự biết ơn, trân trọng của Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta đối với những người đã hi sinh, cống hiến vì độc lập, tự do và thống nhất của Tổ quốc, vì hạnh phúc của Nhân dân. Đồng thời góp phần giáo dục truyền thống cách mạng, qua đó phát huy truyền thống yêu nước, củng cố và bồi đắp niềm tin vào sự nghiệp cách mạng mà Đảng, Bác Hồ  kính yêu và nhân dân ta đã lựa chọn.

Lúc sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn: “Ăn quả phải nhớ người trồng cây. Trong cuộc tưng bừng vui vẻ, chúng ta phải nhớ đến những anh hùng, Liệt sĩ của Đảng ta, của dân ta ... Máu đào của các Liệt sĩ đã làm cho lá cờ của cách mạng thêm đỏ chói. Sự hy sinh dũng cảm của các Liệt sĩ đã chuẩn bị cho đất nước ta nở hoa độc lập, kết trái tự do.  Nhân dân ta đời đời ghi nhớ công ơn các liệt sĩ để vượt tất cả khó khăn, gian khổ, hoàn thành sự nghiệp cách mạng mà các liệt sĩ chuyển lại cho chúng ta”. Khắc cốt ghi tâm lời dạy của Người, với tấm lòng “Hiếu nghĩa bác ái”, Đảng và Nhà nước ta luôn chú trọng việc giáo dục ý thức trách nhiệm, lòng biết ơn sâu sắc của mọi tầng lớp nhân dân đối với các thương binh, bệnh binh, thân nhân Liệt sĩ và người có công với cách mạng. Vì thế công tác chăm sóc thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ và những người có công với cách mạng vừa là niềm vinh dự, trách nhiệm thiêng liêng của các cấp, các ngành, tổ chức chính trị - xã hội và toàn dân, của thế hệ hôm nay và mai sau . Phong trào chăm sóc thương binh, bệnh binh, gia đình Liệt sĩ và những người có công với cách mạng được Đảng, Nhà nước quan tâm bằng những việc làm thiết thực, ý nghĩa như: dâng hoa tại nghĩa trang Liệt sĩ, thăm hỏi, động viên và tặng quà cho thương binh, bệnh binh, thân nhân Liệt sĩ và người có công với cách mạng, đóng góp vào quỹ đền ơn đáp nghĩa, tìm kiếm và quy tập hài cốt liệt sĩ, chăm lo sâu sắc và động viên tinh thần đối với hậu phương quân đội... Những việc làm đầy tình nghĩa đó đã góp phần khơi dậy và bồi đắp truyền thống đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa” của dân tộc ta.

Đồng Lợi - quê hương nghèo khó nhưng giàu truyền thống yêu nước và  đấu tranh cách mạng.  Noi gương các thế hệ thanh niên trong cả nước, biết bao thanh niên của quê hương Đồng Lợi đã lên đường tham gia Thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến với niềm lạc quan cách mạng:

“Xẻ dọc trường sơn đi cứu nước

Mà lòng phơi phới dậy tương lai”

       Có gia đình “Hai thế hệ truyền tay nhau lệch bước

        Tha thiết một giọng hò lớp người trước gọi người sau”

Hành trang họ mang theo bên mình là tình yêu tha thiết với quê hương đất nước và tấm lòng sắc son “Trung hiếu” với đất nước, với nhân dân:

“Ôi Tổ quốc ta yêu như máu thịt

Như mẹ cha ta, như vợ, như chồng

Ôi Tổ quốc nếu cần ta chết

Cho những ngôi nhà, ngọn núi, con sông”

 Họ đã dũng cảm chiến đấu trên khắp mọi chiến trường, lập nên nhiều kỳ tích và chiến công vang dội góp phần tô thắm và làm rạng rỡ thêm truyền thống cách mạng của quê hương, đất nước.

Ở hậu phương, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, nhân dân xã nhà đã nỗ lực phấn đấu vươn lên vừa chống giặc ném bom phá hoại miền Bắc, vừa hăng say lao động sản xuất với tinh thần “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mĩ xâm lược” và “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người” để chi viện cho chiến trường Miền Nam chiến đấu và đánh thắng giặc Mỹ và tay sai, giải phóng Miền Nam, thống nhất nước nhà.

Tổng kết qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ cùng chiến tranh bảo vệ biên giới, hải đảo vì độc lập tự do của dân tộc và làm nghĩa vụ quốc tế cao cả hiện nay trên địa bàn xã Đồng Lợi có 27 thương bệnh binh, 01 người bị nhiễm chất độc hóa học và 60 Liệt sĩ đã cống hiến tuổi thanh xuân, hi sinh xương máu của mình cho nền độc lập dân tộc của nước nhà. Tự hào về trang sử vẻ vang của quê hương và biết ơn sâu sắc đối với sự cống hiến to lớn và hy sinh cao cả của các thế hệ cha anh đi trước; những năm qua Đảng bộ, chính quyền xã Đồng Lợi luôn xác định công tác chăm sóc, chính sách và chế độ đãi ngộ với thương binh, bệnh binh, thân nhân liệt sĩ và những người có công với cách mạng, thực hiện các chính sách, chế độ đối với hậu phương quân đội vừa là tình cảm thiêng liêng, vừa là nhiệm vụ quan trọng và thường xuyên đối với Đảng bộ, chính quyền, các tổ chức đoàn thể cùng nhân dân trong toàn xã. Hàng năm cứ đến dịp Lễ kỷ niệm Ngày Thương binh Liệt sĩ 27/7, được sự chỉ đạo của Thường vụ Đảng ủy, TTHĐND, UBND, MTTQ, các tổ chức đoàn thể và nhân dân trong xã lại tổ chức Lễ dâng hương, thắp những nén tâm nhang và dâng những vòng hoa tươi thắm tại đài tưởng niệm Liệt Sĩ của xã nhà nhằm tưởng niệm, thể hiện sự tri ân và biết ơn sâu sắc đối với công lao của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại cùng các anh hùng Liệt sĩ đã hy sinh cho nền độc lập, tự do và thống nhất nước nhà. Đồng thời, phối hợp với các tổ chức đoàn thể ở xã và thôn, hằng năm cứ đến dịp kỷ niệm ngày Thương binh Liệt sĩ 27/7, Đảng ủy, HĐND, UBND,  UBMTTQ xã và các đoàn thể , chính trị tổ chức thăm hỏi, động viên, tặng quà cho thương binh, bệnh binh và thân nhân Liệt sĩ; động viên các thương binh, bệnh binh phát huy truyền thống quý báu của bộ đội cụ Hồ “Tàn nhưng không phế”, vươn lên trong cuộc sống, xây dựng kinh tế gia đình và tiếp tục cống hiến sức lực, trí tuệ trong lao động, sản xuất, góp phần dựng xây quê hương ngày càng giàu đẹp và văn minh, xứng đáng là những “công dân kiểu mẫu, tấm gương sáng cho con cháu, cộng động và xã hội noi theo...  Sự quan tâm của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tuy chưa đền đáp hết công lao trời biển của các thương bệnh binh và gia đình có công với cách mạng nhưng chứa đựng nghĩa cử cao đẹp, sự là biểu hiện đậm nét truyền thống đạo lý “Đền ơn đáp nghĩa” mang tính nhân văn sâu sắc của địa phương đối với những người có công với cách mạng.

Chiến tranh đã lùi xa vào dĩ vãng, độc lập tự do, thống nhất đã lập lại trên đất nước Việt Nam thân yêu. Đất nước ta ngày càng phát triển và hội nhập với xu thế của thời đại. Song để có cuộc sống hòa bình, ấm no, tự do và hạnh phúc như ngày hôm nay, hàng triệu chiến sĩ, đồng bào đã xả thân hy sinh xương máu cho tổ quốc, cho nhân dân. Sự hi sinh cao cả và tên tuổi của họ đã hòa vào dáng hình Tổ quốc và mãi mãi là bản anh hùng ca bất tử và sáng ngời truyền thống yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng.
Việc tổ chức Lễ kỷ niệm Ngày Thương binh-Liệt sỹ 27/7 là sự kiện chính trị quan trọng, thể hiện tư tưởng nhân văn sâu sắc, là biểu hiện rõ nét của truyền thống đạo lý "Uống nước nhớ nguồn" của dân tộc Việt Nam. 76 năm qua là "76 mùa tri ân" cùng với toàn Đảng, toàn dân và toàn dân, Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân xã nhà luôn giáo dục lòng tự hào và biết ơn sâu sắc đối với sự hi sinh dũng cảm, bất khuất của các anh hùng, liệt sĩ, sự xả thân quên mình vì Tổ quốc, vì nhân dân của các thương binh, bệnh binh cũng như cũng như công lao của các gia đình có công với cách mạng cho nền độc lập tự do của Tổ quốc, hạnh phúc của nhân dân. Kế thừa và phát huy truyền thông cách mạng vẻ vang của thế hệ đi trước; Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Đồng Lợi luôn phát huy tinh thần đoàn kết, nỗ lực và quyết tâm xây dựng quê hương Đồng Lợi ngày càng giàu đẹp, văn minh để đền đáp xứng đáng công lao trời biển của thế hệ cha anh đi trước.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

  

Kỷ niệm 76 năm Ngày Thương binh Liệt Sĩ (27/7/1947-27/7/2023)

Đăng lúc: 27/07/2023 14:34:58 (GMT+7)

Cùng với truyền thống yêu nước, đạo lý Uống nước nhớ nguồn, Đền ơn đáp nghĩa là nét đẹp và truyền thống nhân văn cao cả của dân tộc ta. Truyền thống đó đã được hun đúc và giữ gìn như ngọn lửa thiêng qua bề dày lịch sử dựng nước và giữ nước, giải phóng dân tộc với các cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc Việt Nam anh hùng với các sự kiện trọng đại ghi dấu ấn không thể phai mờ. Một trong những sự kiện sáng ngời giá trị lịch sử và lý tưởng nhân văn cao đẹp ấy là Ngày Thương Binh Liệt sĩ 27/7.

Trong không khí trang trọng và thiêng liêng của những ngày tháng 7 lịch sử, nhân dịp kỷ niệm 76 năm ngày Thương binh Liệt sĩ 27/7, chúng ta hãy ngược dòng lịch sử để cùng ôn lại nguồn gốc lịch sử và ý nghĩa nhân văn của Ngày lễ trọng đại này.

Sau Cách mạng Tháng tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời còn non trẻ phải đối diện với muôn vàn khó khăn “Giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm và nội phản” đẩy vận mệnh dân tộc ta vào tình thế nguy nan như “Nghìn cân treo sợi tóc”. Phát huy truyền thống yêu nước với tinh thần đấu tranh cách mạng kiên cường, bất khuất “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” để bảo vệ thành quả của Cách mạng Tháng Tám, giữ vững nền độc lập dân tộc, quân dân ta đã chiến đấu ngoan cường để chống lại quân xâm lược và tay sai. Trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp trường kỳ và gian khổ, nhiều đồng chí, đồng bào ta đã xả thân hy sinh xương máu trên chiến trường khốc liệt. Thấm nhuần đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa” của dân tộc và thấu hiểu sâu sắc giá trị của sự hi sinh, cống hiến to lớn của các anh hùng liệt sĩ, thương binh, đối với đất nước, Đảng, Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhân dân ta đã dành trọn tình thương yêu cho các chiến sĩ và đồng bào đã cống hiến và hi sinh xương máu cho nền độc lập tự do của Tổ quốc.

Đầu năm 1946, Hội Giúp binh sĩ bị nạn ra đời ở Thuận Hóa (Bình Trị Thiên), rồi đến Hà Nội và một số địa phương khác, sau đó đổi thành Hội Giúp binh sĩ bị thương. Nhiều chương trình quyên góp, ủng hộ bộ đội được phát động, đáng chú ý nhất là cuộc vận động “Mùa đồng binh sĩ”. Theo sáng kiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Uỷ ban vận động đã họp phát động phong trào may áo trấn thủ cho chiến sĩ. Chiều ngày 17/11/1946, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Hội Liên Hiệp Quốc Việt Nam đã tổ chức lễ xung phong “ Mùa đông binh sĩ”, mở đầu cuộc vận động “Mùa đông binh sĩ” trong cả nước.

Ngày 19/12/1946, thực hiện lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Quân và dân ta đã đoàn kết chiến đấu với tinh thần “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Trong lửa đạn tàn khốc của chiến trường, số người bị thương và hy sinh trong chiến đấu tăng lên, đời sống của chiến sĩ, nhất là những chiến sĩ bị thương gặp khó khăn, thiếu thốn. Trước tình hình trên, Đảng, Nhà nước ta đã đưa ra những chính sách quan trọng về công tác thương binh, liệt sĩ, góp phần ổn định đời sống vật chấ,t tinh thần cho thương binh, gia đình liệt sĩ.

Ngày 16/2/1947 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chính thức ký Sắc lệnh số 20/SL “Quy định chế độ hưu bổng, thương tật và tiền tuất tử sĩ”. Đây là văn bản pháp quy đầu tiên khẳng địnhvị trí quan trọng của công tác Thương binh, Liệt sĩ và thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đến thương binh, bệnh binh và gia đình liệt sĩ.

Tháng 6/1947 đại biểu của Tổng bộ Việt Minh, Trung ương Hội Phụ nữ Cứu quốc, Trung ương Đoàn Thanh niên Cứu quốc, Cục chính trị quân đội quốc gia Việt Nam, Nha Thông tin tuyên truyền và một số địa phương đã họp tại Đại Từ (Bắc Thái) để bàn về công tác thương binh, liệt sĩ và thực hiện Chỉ thị Chủ tịch Hồ Chí Minh chọn Ngày Thương binh Liệt Sĩ.Tại cuộc họp này các đại biểu đã nhất trí chọn ngày 27/7 là “Ngày Thương binh toàn quốc”. Tháng 7/1955, Đảng và Nhà nước ta quyết định đổi Ngày Thương binh toàn quốc”. thành “Ngày Thương binh Liệt Sĩ”

 Sau ngày giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước, theo Chỉ thị 223/CT-TW ngày 8/7/1975 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, từ năm 1975, ngày 27 tháng 7 hằng năm chính thức trở thành ngày “Thương binh Liệt sĩ” của cả nước.

 76 năm qua, Ngày Thương binh Liệt sĩ 27/7 đã đi vào lịch sử dân tộc ta là ngày lễ lớn hội tụ giá trị nhân văn, có ý nghĩa lịch sử, chính trị, xã hội sâu sắc. Đó là biểu hiện đậm nét và sáng ngời truyền thống “Hiếu nghĩa bác ái”, “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc; thể hiện sự biết ơn, trân trọng của Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta đối với những người đã hi sinh, cống hiến vì độc lập, tự do và thống nhất của Tổ quốc, vì hạnh phúc của Nhân dân. Đồng thời góp phần giáo dục truyền thống cách mạng, qua đó phát huy truyền thống yêu nước, củng cố và bồi đắp niềm tin vào sự nghiệp cách mạng mà Đảng, Bác Hồ  kính yêu và nhân dân ta đã lựa chọn.

Lúc sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn: “Ăn quả phải nhớ người trồng cây. Trong cuộc tưng bừng vui vẻ, chúng ta phải nhớ đến những anh hùng, Liệt sĩ của Đảng ta, của dân ta ... Máu đào của các Liệt sĩ đã làm cho lá cờ của cách mạng thêm đỏ chói. Sự hy sinh dũng cảm của các Liệt sĩ đã chuẩn bị cho đất nước ta nở hoa độc lập, kết trái tự do.  Nhân dân ta đời đời ghi nhớ công ơn các liệt sĩ để vượt tất cả khó khăn, gian khổ, hoàn thành sự nghiệp cách mạng mà các liệt sĩ chuyển lại cho chúng ta”. Khắc cốt ghi tâm lời dạy của Người, với tấm lòng “Hiếu nghĩa bác ái”, Đảng và Nhà nước ta luôn chú trọng việc giáo dục ý thức trách nhiệm, lòng biết ơn sâu sắc của mọi tầng lớp nhân dân đối với các thương binh, bệnh binh, thân nhân Liệt sĩ và người có công với cách mạng. Vì thế công tác chăm sóc thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ và những người có công với cách mạng vừa là niềm vinh dự, trách nhiệm thiêng liêng của các cấp, các ngành, tổ chức chính trị - xã hội và toàn dân, của thế hệ hôm nay và mai sau . Phong trào chăm sóc thương binh, bệnh binh, gia đình Liệt sĩ và những người có công với cách mạng được Đảng, Nhà nước quan tâm bằng những việc làm thiết thực, ý nghĩa như: dâng hoa tại nghĩa trang Liệt sĩ, thăm hỏi, động viên và tặng quà cho thương binh, bệnh binh, thân nhân Liệt sĩ và người có công với cách mạng, đóng góp vào quỹ đền ơn đáp nghĩa, tìm kiếm và quy tập hài cốt liệt sĩ, chăm lo sâu sắc và động viên tinh thần đối với hậu phương quân đội... Những việc làm đầy tình nghĩa đó đã góp phần khơi dậy và bồi đắp truyền thống đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa” của dân tộc ta.

Đồng Lợi - quê hương nghèo khó nhưng giàu truyền thống yêu nước và  đấu tranh cách mạng.  Noi gương các thế hệ thanh niên trong cả nước, biết bao thanh niên của quê hương Đồng Lợi đã lên đường tham gia Thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến với niềm lạc quan cách mạng:

“Xẻ dọc trường sơn đi cứu nước

Mà lòng phơi phới dậy tương lai”

       Có gia đình “Hai thế hệ truyền tay nhau lệch bước

        Tha thiết một giọng hò lớp người trước gọi người sau”

Hành trang họ mang theo bên mình là tình yêu tha thiết với quê hương đất nước và tấm lòng sắc son “Trung hiếu” với đất nước, với nhân dân:

“Ôi Tổ quốc ta yêu như máu thịt

Như mẹ cha ta, như vợ, như chồng

Ôi Tổ quốc nếu cần ta chết

Cho những ngôi nhà, ngọn núi, con sông”

 Họ đã dũng cảm chiến đấu trên khắp mọi chiến trường, lập nên nhiều kỳ tích và chiến công vang dội góp phần tô thắm và làm rạng rỡ thêm truyền thống cách mạng của quê hương, đất nước.

Ở hậu phương, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, nhân dân xã nhà đã nỗ lực phấn đấu vươn lên vừa chống giặc ném bom phá hoại miền Bắc, vừa hăng say lao động sản xuất với tinh thần “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mĩ xâm lược” và “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người” để chi viện cho chiến trường Miền Nam chiến đấu và đánh thắng giặc Mỹ và tay sai, giải phóng Miền Nam, thống nhất nước nhà.

Tổng kết qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ cùng chiến tranh bảo vệ biên giới, hải đảo vì độc lập tự do của dân tộc và làm nghĩa vụ quốc tế cao cả hiện nay trên địa bàn xã Đồng Lợi có 27 thương bệnh binh, 01 người bị nhiễm chất độc hóa học và 60 Liệt sĩ đã cống hiến tuổi thanh xuân, hi sinh xương máu của mình cho nền độc lập dân tộc của nước nhà. Tự hào về trang sử vẻ vang của quê hương và biết ơn sâu sắc đối với sự cống hiến to lớn và hy sinh cao cả của các thế hệ cha anh đi trước; những năm qua Đảng bộ, chính quyền xã Đồng Lợi luôn xác định công tác chăm sóc, chính sách và chế độ đãi ngộ với thương binh, bệnh binh, thân nhân liệt sĩ và những người có công với cách mạng, thực hiện các chính sách, chế độ đối với hậu phương quân đội vừa là tình cảm thiêng liêng, vừa là nhiệm vụ quan trọng và thường xuyên đối với Đảng bộ, chính quyền, các tổ chức đoàn thể cùng nhân dân trong toàn xã. Hàng năm cứ đến dịp Lễ kỷ niệm Ngày Thương binh Liệt sĩ 27/7, được sự chỉ đạo của Thường vụ Đảng ủy, TTHĐND, UBND, MTTQ, các tổ chức đoàn thể và nhân dân trong xã lại tổ chức Lễ dâng hương, thắp những nén tâm nhang và dâng những vòng hoa tươi thắm tại đài tưởng niệm Liệt Sĩ của xã nhà nhằm tưởng niệm, thể hiện sự tri ân và biết ơn sâu sắc đối với công lao của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại cùng các anh hùng Liệt sĩ đã hy sinh cho nền độc lập, tự do và thống nhất nước nhà. Đồng thời, phối hợp với các tổ chức đoàn thể ở xã và thôn, hằng năm cứ đến dịp kỷ niệm ngày Thương binh Liệt sĩ 27/7, Đảng ủy, HĐND, UBND,  UBMTTQ xã và các đoàn thể , chính trị tổ chức thăm hỏi, động viên, tặng quà cho thương binh, bệnh binh và thân nhân Liệt sĩ; động viên các thương binh, bệnh binh phát huy truyền thống quý báu của bộ đội cụ Hồ “Tàn nhưng không phế”, vươn lên trong cuộc sống, xây dựng kinh tế gia đình và tiếp tục cống hiến sức lực, trí tuệ trong lao động, sản xuất, góp phần dựng xây quê hương ngày càng giàu đẹp và văn minh, xứng đáng là những “công dân kiểu mẫu, tấm gương sáng cho con cháu, cộng động và xã hội noi theo...  Sự quan tâm của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tuy chưa đền đáp hết công lao trời biển của các thương bệnh binh và gia đình có công với cách mạng nhưng chứa đựng nghĩa cử cao đẹp, sự là biểu hiện đậm nét truyền thống đạo lý “Đền ơn đáp nghĩa” mang tính nhân văn sâu sắc của địa phương đối với những người có công với cách mạng.

Chiến tranh đã lùi xa vào dĩ vãng, độc lập tự do, thống nhất đã lập lại trên đất nước Việt Nam thân yêu. Đất nước ta ngày càng phát triển và hội nhập với xu thế của thời đại. Song để có cuộc sống hòa bình, ấm no, tự do và hạnh phúc như ngày hôm nay, hàng triệu chiến sĩ, đồng bào đã xả thân hy sinh xương máu cho tổ quốc, cho nhân dân. Sự hi sinh cao cả và tên tuổi của họ đã hòa vào dáng hình Tổ quốc và mãi mãi là bản anh hùng ca bất tử và sáng ngời truyền thống yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng.
Việc tổ chức Lễ kỷ niệm Ngày Thương binh-Liệt sỹ 27/7 là sự kiện chính trị quan trọng, thể hiện tư tưởng nhân văn sâu sắc, là biểu hiện rõ nét của truyền thống đạo lý "Uống nước nhớ nguồn" của dân tộc Việt Nam. 76 năm qua là "76 mùa tri ân" cùng với toàn Đảng, toàn dân và toàn dân, Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân xã nhà luôn giáo dục lòng tự hào và biết ơn sâu sắc đối với sự hi sinh dũng cảm, bất khuất của các anh hùng, liệt sĩ, sự xả thân quên mình vì Tổ quốc, vì nhân dân của các thương binh, bệnh binh cũng như cũng như công lao của các gia đình có công với cách mạng cho nền độc lập tự do của Tổ quốc, hạnh phúc của nhân dân. Kế thừa và phát huy truyền thông cách mạng vẻ vang của thế hệ đi trước; Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Đồng Lợi luôn phát huy tinh thần đoàn kết, nỗ lực và quyết tâm xây dựng quê hương Đồng Lợi ngày càng giàu đẹp, văn minh để đền đáp xứng đáng công lao trời biển của thế hệ cha anh đi trước.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1