Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
256285

Hướng tới kỷ niệm 46 năm Ngày giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước (30/04/1975-30/04/2021) và kỷ niệm 135 ngày Quốc tế lao động (01/05/1886-01/05/2021)

Ngày 27/04/2021 11:41:09

"Năm tháng sẽ trôi qua nhưng thắng lợi của nhân dân ta trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta như một trong những trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người, và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỷ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc. Đúng như Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV (tháng 12-1976) nhận định, đã 46 năm qua đi nhưng tinh thần chiến thắng 30-4-1975 vẫn tỏa sáng, phát huy giá trị trong thời đại ngày nay.

Vào lúc 11h30 ngày 30-4-1975, lá cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đã tung bay trên nóc Dinh Độc Lập - sào huyệt cuối cùng của ngụy quyền Sài Gòn, đánh dấu thời khắc lịch sử kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, kết thúc thnămtrường kỳ gian khổ đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.
Trong hai cuộc kháng chiến vệ quốc, người Việt Nam đã làm nên những chiến công hiển hách, tiêu biểu như chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ ngày 7-5-1954 “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” đặt dấu chấm hết cho sự đô hộ của thực dân Pháp ở Đông Dương, chiến dịch “Điện Biên Phủ trên không” trong 12 ngày đêm tháng 12-1972 không những đập tan âm mưu đưa Hà Nội và miền Bắc xã hội chủ nghĩa “trở về thời kỳ đồ đᔠmà từ đây thành phố Rồng bay trở thành “Thủ đô của lương tri và phẩm giá con người”, và Đại thắng mùa xuân 1975 kết thúc cuộc chiến tranh Việt Nam kéo dài 30 năm đồng thời làm phá sản chủ nghĩa thực dân mới của đế quốc Mỹ...
Đại thắng mùa xuân 1975 với đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử toàn thắng là thành quả cách mạng vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, góp phần kết thúc 21 năm kháng chiến chống Mỹ, 30 năm chiến tranh giải phóng  dân tộc, bảo vệ tổ quốc từ sau cách mạng  tháng Tám năm 1945, làm thất bại hoàn toàn cuộc chiến tranh xâm lược và ách thống trị của đế quốc Mỹ miền Nam, hoàn thành mục tiêu cách mạng “ Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào” trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Chiến thắng này đã chấm dứt ách thống trị của chủ nghĩa thực dân trên đất nước ta. Trên cơ sở đó hoàn thành nhiệm vụ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, Bắc - Nam sum họp một nhà, giang sơn thu về một mối, đất nước được hòa bình, thống nhất.
Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước mà trực tiếp là đại thắng mùa xuân năm 1975 với đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã mở ra kỷ nguyên độc lập dân tộc, thống nhất và đi lên con đường chủ nghĩa xã hội.         
Đại thắng mùa xuân năm 1975 không chỉ có ý nghĩa dân tộc lớn lao mà còn là sự kiện quan trọng có tầm vóc quốc tế và tính chất thời đại sâu sắc, gây được tiếng vang lớn trong dư luận thế giới. Với thắng lợi này của dân tộc ta, thất bại của đế quốc Mỹ và tay sai đã góp phần cổ vũ to lớn đối với phong trào cách mạng vô sản, nhất là phong trào giải phóng dân tộc. Khi đánh giá về ý nghĩa và tầm vóc chiến thắng của quân và dân ta trong đại thắng mùa xuân 1975 mà đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử  trong Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng lần thứ IV (12/1976), Đảng ta đã khẳng định “Năm tháng sẽ trôi qua nhưng thắng lợi của nhân dân ta trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta như một trong những trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người, đi vào lich sử  thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỷ XX” hay như lời nhận định của cố đại tướng Võ Nguyên Giáp “Trong quá trình cách mạng Việt Nam từ khi có Đảng có các mốc chói lọi bằng vàng:  Tổng khởi nghĩa tháng Tám, chiến thắng Điện Biên Phủ và chiến thắng mùa xuân 1975, đại thắng mãi mãi sáng ngời trong sử sách. Nhân dân Việt Nam đã làm nên câu chuyện thần kỳ tưởng chừng không thể làm được giữa thế kỷ XX. Lần đầu tiên trong lịch sử, một dân tộc vốn là thuộc địa, nửa phong kiến, kinh tế kém phát triển, đánh thắng những cường quốc, đế quốc chủ nghĩa chủ yếu bằng sức của chính mình, nêu tấm gương anh dũng, bất khuất, trí tuệ, tài năng trước toàn thế giới”. 
Đã 46 năm trôi  qua, chiến thắng 30/4 lịch sử mãi là sự kiện trọng đại, là bản anh hùng ca sáng ngời về truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng và còn nguyên vẹn giá trị lịch sử, trường tồn vĩnh cữu trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc cũng như gây được sự khâm phục của bạn bè quốc tế. Đó là chiến thắng của nội lực Viêt Nam, của truyền thống văn hóa dân tộc, của sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh với đường lối quân sự tự chủ, đúng đắn, sáng tạo; đặc biệt là nghệ thuật chớp thời cơ, tranh thủ sự ủng hộ và giúp đỡ của bạn bè quốc tế, nhất là các nước XHCN, đặc biệt là Liên Xô và Trung Quốc… Để từ đó huy động khối đại đoàn kết dân tộc, tạo nên sức mạnh tổng lực trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975 với đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.  Đó cũng là những bài học kinh nghiệm quý báu có ý nghĩa thiết thực đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN trong giai đoạn hiện nay.
Ngày 30/4 đánh dấu mốc lịch sử - là ngày đoàn tụ dân tôc, non sông thu về một mối, Bắc - Nam liền một dải từ địa đầu Lũng Cú đến chót mũi Cà Mau; vĩ tuyến 17 ngang sông Bến Hải là ranh giới chia cắt hai miền Nam - Bắc sau 21 năm, giờ chỉ còn là địa danh lịch sử. Ngày 30/4 là ngày hòa hợp dân tộc, từng gia đình và cả dân tộc sum họp dưới một mái nhà Việt Nam, ngày mà người cùng một nước nhìn về một hướng, cùng chung một con đường; hòa hợp dân tộc đã giải hóa xung đột, xóa bỏ hận thù dân tộc để nỗ lực cùng nhau bước vào kỷ nguyên mới: Kỷ nguyên độc lập dân tộc, hòa bình, thống nhất, hàn gắn vết thương chiến tranh, thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, vững bước đi trên con đường xây dựng chế độ XHCN; hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.
Chính vì thế, chiến thắng 30-4-1975 không chỉ là một mốc son chói ngời trong lịch sử dân tộc Việt Nam mà còn là một bản anh hùng ca bất hủ của nhân loại. Trong suốt 3 thập kỷ của thế kỷ XX, một dân tộc nhỏ bé - người không đông, đất không rộng, nghèo nàn và lạc hậu - đã dũng cảm, kiên cường chống lại hai kẻ thù xâm lược hùng mạnh, hiếu chiến, giàu tiềm lực quân sự là thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và giành được thắng lợi vẻ vang, mở ra một kỷ nguyên mới: Kỷ nguyên độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Đó là điều mà nhân loại những năm tháng ấy không thể hình dung nổi.
 Chứng tích chiến tranh tưởng như đã bị thời gian xóa nhòa, song di chứng  sự tàn khốc, hủy diệt vẫn để lại trên thân thể cũng như trong ký ức hàng triệu người Việt, hiện diện tại hàng nghìn nghĩa trang liệt sĩ, đài tưởng niệm khắp dọc dài đất nước. Có thể thấy, để có được ngày vui đại thắng, dân tộc ta đã phải trường kỳ gian khổ, gánh chịu bao đau thương, mất mát. Hàng triệu đồng bào, chiến sĩ ngã xuống trong hai cuộc kháng chiến, hàng triệu người khác để lại xương máu nơi chiến trường. Bao máu đào đã đổ xuống để Tổ quốc được như ngày hôm nay
 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta từ xưa đến nay. Mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước”. Xuyên suốt hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt Nam đã phải đương đầu với biết bao cuộc xâm lăng của các thế lực ngoại bang nói riêng cũng như đe dọa nguy nan của thiên tai, địch họa nói chung. Và lịch sử cũng chứng minh, chính tinh thần yêu nước, đoàn kết ấy đã làm nên sức mạnh giúp dân tộc ta vượt qua mọi khó khăn thử thách, không những không chịu khuất phục mà còn đương đầu, chiến đấu và chiến thắng mọi kẻ địch hung hãn, bạo tàn.
Đại thắng mùa xuân 1975 cũng bắt nguồn từ truyền thống yêu nước, khát vọng độc lập, tự do, hòa bình, thống nhất đất nước và đặc biệt là tinh thần đoàn kết của người Việt Nam. Nêu cao chân lý “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lãnh đạo nhân dân phát huy truyền thống yêu nước, xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân - cội nguồn làm nên sức mạnh dân tộc, kết hợp với sức mạnh thời đại - đoàn kết quốc tế, tranh thủ tối đa sự ủng hộ của các lực lượng cách mạng, tiến bộ trên thế giới, để thực hiện thắng lợi đường lối chiến lược: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”!
Trong 46 năm qua, bài học tinh thần của chiến thắng 30-4-1975, đặc biệt là truyền thống yêu nước, đoàn kết ngày càng được phát huy chính là nhân tố làm nên sức mạnh nội lực để người Việt Nam hàn gắn vết thương chiến tranh, vượt lên mọi khó khăn, thách thức của bao vây cấm vận, thúc đẩy phát triển, xây dựng đất nước “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn” theo đúng di nguyện của Người. Lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết chính là động lực giúp chúng ta đạt được những thành tựu kinh tế - xã hội quan trọng trong công cuộc đổi mới và hội nhập, giữ vững độc lập và chủ quyền lãnh thổ, ổn định an ninh chính trị, trật tự xã hội, phát triển đất nước toàn diện, nâng cao vị thế Việt Nam trên trường quốc tế..
  Trong thời gian qua, dịch Covid-19 bất ngờ xuất hiện, hiện đã bùng phát thành “siêu bão” hoành hành tại hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, với gần 2 triệu ca nhiễm vi rút SARS-CoV-2. Đáng nói là đại dịch đã gây ra một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng ở tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội trên phạm vi toàn cầu cũng như đời sống vật chất, tinh thần của hàng tỷ người.
Là một quốc gia đang phát triển, hội nhập quốc tế mạnh mẽ, Việt Nam không khỏi bị cuốn vào vòng xoáy dịch bệnh. Tuy nhiên, mặc dù có dân số đông (đứng thứ 17 trên thế giới), điều kiện kinh tế cũng như cơ sở vật chất y tế nói riêng còn hạn chế nhưng chúng ta  đang kiểm soát dịch bệnh khá tốt. Nhưng dịch bệnh vẫn diễn biến ngày càng phức tạp, khó lường, nguy cơ bùng phát lây nhiễm trong cộng đồng rất lớn, đòi hỏi công tác phòng, chống dịch phải được đặt lên hàng đầu, coi “chống dịch như chống giặc”, không được chủ quan, lơ là.
Có thể nói, cùng với những biến động địa - chính trị trong hai thập kỷ đầu của thế kỷ XXI, đại dịch Covid-19 thực sự là một thử thách cam go đối với nhân loại nói chung và nước ta nói riêng. Và cũng như rất nhiều lần trong lịch sử dân tộc ta đã đương đầu, chiến thắng thiên tai địch họa, trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay đòi hỏi mỗi người Việt Nam, ở trong nước cũng như ở nước ngoài, cần phải phát huy truyền thống yêu nước, đoàn kết của dân tộc, chung sức, đồng lòng thực hiện quyết liệt và hiệu quả những chủ trương của Đảng, Nhà nước cũng như sự chỉ đạo, điều hành về phòng, chống dịch của Chính phủ. Mỗi người dân phải là một chiến sĩ trên mặt trận chống dịch, đặc biệt là phải nâng cao ý thức, chấp hành nghiêm các yêu cầu về phòng, chống dịch của cơ quan chức năng.
Phát huy tinh thần của chiến thắng 30-4-1975 trong thời đại ngày nay, sự đoàn kết, thống nhất ý chí và hành động của cộng đồng chắc chắn sẽ lại là nhân tố tạo thành sức mạnh tổng hợp giúp đất nước ta, nhân dân ta tiếp tục chiến thắng dịch bệnh, nhanh chóng phục hồi, ổn định tăng trưởng kinh tế - xã hội cũng như đời sống người dân để viết tiếp những trang sử mới trong kỷ nguyên phát triển, hội nhập của dân tộc.
Cùng với Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đát nước (30/4), Ngày 1/5 có ý nghĩa lịch sử to lớn đối với nước ta và thế giới. Hằng năm, người lao động trên toàn thế giới lại cùng nhau tổ chức các hoạt động thiết thực  kỷ niệm Ngày Quốc tế Lao động 1/5. Nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2021) chúng tôi xin điểm lại nguồn gốc lịch sử và ý nghĩa của ngày này như sau:
Ngay sau khi thành lập Quốc tế I năm 1864, Mác coi việc rút ngắn thời gian lao động là nhiệm vụ đấu tranh của giai cấp vô sản. Tại Đại hội lần thứ nhất của Quốc tế Cộng sản I họp tại Gieneve (Thụy Sĩ) tháng 9/1866, vấn đề đấu tranh cho ngày làm việc 8 giờ được coi là nhiệm vụ quan trọng. Khẩu hiệu ngày làm 8 giờ sớm xuất hiện trong một số nơi của nước Anh, nước có nền công nghiệp phát triển sớm nhất. Yêu sách này dần lan sang các nước khác.
Do sự kiện giới công nhân viên chức Anh di cư sang Mỹ, phong trào đòi làm việc 8 giờ phát triển mạnh ở nước Mỹ từ năm 1827, đi đôi với nó là sự nảy nở và phát triển phong trào Công đoàn. Năm 1868, giới cầm quyền Mỹ buộc phải thông qua đạo luật ấn định ngày làm 8 giờ trong các cơ quan, xí nghiệp thuộc Chính phủ. Nhưng các xí nghiệp tư nhân vẫn giữ ngày làm việc từ 11 đến 12 giờ. 
Năm 1884, tại thành phố công nghiệp lớn Chicago, Đại hội Liên đoàn Lao động Mỹ thông qua nghị quyết nêu rõ: "...Từ ngày 1/5/1886, ngày lao động của tất cả các công nhân sẽ là 8 giờ". Sở dĩ ngày 1/5 được chọn bởi đây là ngày bắt đầu một năm kế toán tại hầu hết các nhà máy, xí nghiệp ở Mỹ. Vào ngày này, hợp đồng mới giữa thợ và chủ sẽ được ký. Giới chủ tư bản có thể biết trước quyết định của công nhân mà không kiếm cớ chối từ.
Ngày 1/5/1886, do yêu cầu của công nhân không được đáp ứng một cách đầy đủ, giới công nhân trên toàn nước Mỹ đã tham gia bãi công nhằm gây áp lực buộc giới chủ thực hiện yêu sách của mình. Đầu tiên là cuộc bãi công tại thành phố Chicago. Khoảng 40 nghìn người không đến nhà máy. Họ tổ chức mit-tinh, biểu tình trên thành phố với biểu ngữ “Từ hôm nay không người thợ nào làm việc quá 8 giờ một ngày! Phải thực hiện 8 giờ làm việc, 8 giờ nghỉ ngơi, 8 giờ vui chơi!” Cuộc đấu tranh lôi cuốn ngày càng đông người tham gia. Cũng ngày hôm đó, tại các trung tâm công nghiệp khác trên nước Mỹ đã nổ ra 5.000 cuộc bãi công với 340 nghìn công nhân tham gia. Ở Washington, New York, Baltimore, Boston... hơn 125.000 công nhân giành được quyền ngày chỉ làm 8 giờ. 
Những cuộc biểu tình tại Chicago diễn ra ngày càng quyết liệt. Giới chủ đuổi những công nhân bãi công, thuê người làm ở các thành phố khác, thuê bọn khiêu khích và cảnh sát đàn áp, phá hoại cuộc đấu tranh của công nhân. Các xung đột xảy ra dữ dội khiến hàng trăm công nhân chết và bị thương, nhiều thủ lĩnh công đoàn bị bắt... Báo cáo của Liên đoàn Lao động Mỹ xác nhận: "Chưa bao giờ trong lịch sử nước Mỹ lại có một cuộc nổi dậy mạnh mẽ, toàn diện trong quần chúng công nghiệp đến như vậy".
Ngày 20/6/1889, ba năm sau "thảm kịch" tại thành phố Chicago, Quốc tế cộng sản lần II nhóm họp tại Paris (Pháp). Dưới sự lãnh đạo của Frederic Engels, Đại hội lần thứ nhất của Quốc tế Cộng sản II đã quyết định lấy ngày 010/5 hàng năm làm ngày biểu dương lực lượng và đấu tranh chung của tầng lớp vô sản các nước. Từ đó, ngày 01/05 trở thành Ngày Quốc tế Lao động, ngày đấu tranh của giai cấp công nhân, ngày nghỉ ngơi và biểu dương lực lượng, ngày hội của công nhân và nhân dân lao động toàn thế giới.
Năm 1920, được sự phê chuẩn của Lê Nin, Liên Xô (cũ) là nước đầu tiên cho phép người dân được nghỉ làm vào ngày Quốc tế Lao động 1/5. Sáng kiến này dần dần được nhiều nước khác trên thế giới tán thành.
Tại Việt Nam, sau khi Đảng Cộng sản Đông Dương ra đời (1930), giai cấp công nhân Việt Nam đã lấy ngày 0l/05 hàng năm làm ngày đỉnh cao của phong trào đấu tranh chống thực dân, đế quốc, giành độc lập - tự do - dân chủ, giành những quyền lợi kinh tế - xã hội. Trong thời kỳ trước Cách mạng tháng Tám, việc kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động 1/5 phần nhiều phải tổ chức bí mật bằng hình thức treo cờ, rải truyền đơn. Năm 1936, do thắng lợi của Mặt trận bình dân Pháp và Mặt trận dân chủ Đông Dương, ngày Quốc tế Lao động lần đầu tiên được tổ chức công khai tại Hà Nội, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia. Đặc biệt, ngày 01/05/1938, một cuộc biểu tình lớn gồm hàng chục ngàn người đã diễn ra ở khu Đấu xảo Hà Nội với sự tham gia của 25 ngành, giới: thợ hoả xa, thợ in, nông dân, phụ nữ, người cao tuổi, nhà văn, nhà báo... Đây là cuộc mit-tinh lớn nhất trong thời kỳ vận động dân chủ (1936 - 1939), một cuộc biểu dương sức mạnh đoàn kết của nhân dân lao động do Đảng lãnh đạo. Nó đánh dấu một bước trưởng thành vượt bậc về nghệ thuật tổ chức và lãnh đạo của Đảng ta.
Ngày nay, ngày Quốc tế Lao động đã trở thành ngày hội lớn của giai cấp công nhân và nhân dân lao động Việt Nam. Đây cũng là ngày biểu thị tình đoàn kết hữu nghị với giai cấp công nhân và nhân dân lao động toàn thế giới, cùng đấu tranh cho thắng lợi của hòa bình, tự do, dân chủ và tiến bộ xã hội./.

                                                                                   Bài: Lê Nam -Công chức Văn hóa- xã hội

Hướng tới kỷ niệm 46 năm Ngày giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước (30/04/1975-30/04/2021) và kỷ niệm 135 ngày Quốc tế lao động (01/05/1886-01/05/2021)

Đăng lúc: 27/04/2021 11:41:09 (GMT+7)

"Năm tháng sẽ trôi qua nhưng thắng lợi của nhân dân ta trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta như một trong những trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người, và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỷ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc. Đúng như Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV (tháng 12-1976) nhận định, đã 46 năm qua đi nhưng tinh thần chiến thắng 30-4-1975 vẫn tỏa sáng, phát huy giá trị trong thời đại ngày nay.

Vào lúc 11h30 ngày 30-4-1975, lá cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đã tung bay trên nóc Dinh Độc Lập - sào huyệt cuối cùng của ngụy quyền Sài Gòn, đánh dấu thời khắc lịch sử kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, kết thúc thnămtrường kỳ gian khổ đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.
Trong hai cuộc kháng chiến vệ quốc, người Việt Nam đã làm nên những chiến công hiển hách, tiêu biểu như chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ ngày 7-5-1954 “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” đặt dấu chấm hết cho sự đô hộ của thực dân Pháp ở Đông Dương, chiến dịch “Điện Biên Phủ trên không” trong 12 ngày đêm tháng 12-1972 không những đập tan âm mưu đưa Hà Nội và miền Bắc xã hội chủ nghĩa “trở về thời kỳ đồ đᔠmà từ đây thành phố Rồng bay trở thành “Thủ đô của lương tri và phẩm giá con người”, và Đại thắng mùa xuân 1975 kết thúc cuộc chiến tranh Việt Nam kéo dài 30 năm đồng thời làm phá sản chủ nghĩa thực dân mới của đế quốc Mỹ...
Đại thắng mùa xuân 1975 với đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử toàn thắng là thành quả cách mạng vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, góp phần kết thúc 21 năm kháng chiến chống Mỹ, 30 năm chiến tranh giải phóng  dân tộc, bảo vệ tổ quốc từ sau cách mạng  tháng Tám năm 1945, làm thất bại hoàn toàn cuộc chiến tranh xâm lược và ách thống trị của đế quốc Mỹ miền Nam, hoàn thành mục tiêu cách mạng “ Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào” trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Chiến thắng này đã chấm dứt ách thống trị của chủ nghĩa thực dân trên đất nước ta. Trên cơ sở đó hoàn thành nhiệm vụ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, Bắc - Nam sum họp một nhà, giang sơn thu về một mối, đất nước được hòa bình, thống nhất.
Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước mà trực tiếp là đại thắng mùa xuân năm 1975 với đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã mở ra kỷ nguyên độc lập dân tộc, thống nhất và đi lên con đường chủ nghĩa xã hội.         
Đại thắng mùa xuân năm 1975 không chỉ có ý nghĩa dân tộc lớn lao mà còn là sự kiện quan trọng có tầm vóc quốc tế và tính chất thời đại sâu sắc, gây được tiếng vang lớn trong dư luận thế giới. Với thắng lợi này của dân tộc ta, thất bại của đế quốc Mỹ và tay sai đã góp phần cổ vũ to lớn đối với phong trào cách mạng vô sản, nhất là phong trào giải phóng dân tộc. Khi đánh giá về ý nghĩa và tầm vóc chiến thắng của quân và dân ta trong đại thắng mùa xuân 1975 mà đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử  trong Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng lần thứ IV (12/1976), Đảng ta đã khẳng định “Năm tháng sẽ trôi qua nhưng thắng lợi của nhân dân ta trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta như một trong những trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người, đi vào lich sử  thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỷ XX” hay như lời nhận định của cố đại tướng Võ Nguyên Giáp “Trong quá trình cách mạng Việt Nam từ khi có Đảng có các mốc chói lọi bằng vàng:  Tổng khởi nghĩa tháng Tám, chiến thắng Điện Biên Phủ và chiến thắng mùa xuân 1975, đại thắng mãi mãi sáng ngời trong sử sách. Nhân dân Việt Nam đã làm nên câu chuyện thần kỳ tưởng chừng không thể làm được giữa thế kỷ XX. Lần đầu tiên trong lịch sử, một dân tộc vốn là thuộc địa, nửa phong kiến, kinh tế kém phát triển, đánh thắng những cường quốc, đế quốc chủ nghĩa chủ yếu bằng sức của chính mình, nêu tấm gương anh dũng, bất khuất, trí tuệ, tài năng trước toàn thế giới”. 
Đã 46 năm trôi  qua, chiến thắng 30/4 lịch sử mãi là sự kiện trọng đại, là bản anh hùng ca sáng ngời về truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng và còn nguyên vẹn giá trị lịch sử, trường tồn vĩnh cữu trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc cũng như gây được sự khâm phục của bạn bè quốc tế. Đó là chiến thắng của nội lực Viêt Nam, của truyền thống văn hóa dân tộc, của sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh với đường lối quân sự tự chủ, đúng đắn, sáng tạo; đặc biệt là nghệ thuật chớp thời cơ, tranh thủ sự ủng hộ và giúp đỡ của bạn bè quốc tế, nhất là các nước XHCN, đặc biệt là Liên Xô và Trung Quốc… Để từ đó huy động khối đại đoàn kết dân tộc, tạo nên sức mạnh tổng lực trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975 với đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.  Đó cũng là những bài học kinh nghiệm quý báu có ý nghĩa thiết thực đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN trong giai đoạn hiện nay.
Ngày 30/4 đánh dấu mốc lịch sử - là ngày đoàn tụ dân tôc, non sông thu về một mối, Bắc - Nam liền một dải từ địa đầu Lũng Cú đến chót mũi Cà Mau; vĩ tuyến 17 ngang sông Bến Hải là ranh giới chia cắt hai miền Nam - Bắc sau 21 năm, giờ chỉ còn là địa danh lịch sử. Ngày 30/4 là ngày hòa hợp dân tộc, từng gia đình và cả dân tộc sum họp dưới một mái nhà Việt Nam, ngày mà người cùng một nước nhìn về một hướng, cùng chung một con đường; hòa hợp dân tộc đã giải hóa xung đột, xóa bỏ hận thù dân tộc để nỗ lực cùng nhau bước vào kỷ nguyên mới: Kỷ nguyên độc lập dân tộc, hòa bình, thống nhất, hàn gắn vết thương chiến tranh, thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, vững bước đi trên con đường xây dựng chế độ XHCN; hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.
Chính vì thế, chiến thắng 30-4-1975 không chỉ là một mốc son chói ngời trong lịch sử dân tộc Việt Nam mà còn là một bản anh hùng ca bất hủ của nhân loại. Trong suốt 3 thập kỷ của thế kỷ XX, một dân tộc nhỏ bé - người không đông, đất không rộng, nghèo nàn và lạc hậu - đã dũng cảm, kiên cường chống lại hai kẻ thù xâm lược hùng mạnh, hiếu chiến, giàu tiềm lực quân sự là thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và giành được thắng lợi vẻ vang, mở ra một kỷ nguyên mới: Kỷ nguyên độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Đó là điều mà nhân loại những năm tháng ấy không thể hình dung nổi.
 Chứng tích chiến tranh tưởng như đã bị thời gian xóa nhòa, song di chứng  sự tàn khốc, hủy diệt vẫn để lại trên thân thể cũng như trong ký ức hàng triệu người Việt, hiện diện tại hàng nghìn nghĩa trang liệt sĩ, đài tưởng niệm khắp dọc dài đất nước. Có thể thấy, để có được ngày vui đại thắng, dân tộc ta đã phải trường kỳ gian khổ, gánh chịu bao đau thương, mất mát. Hàng triệu đồng bào, chiến sĩ ngã xuống trong hai cuộc kháng chiến, hàng triệu người khác để lại xương máu nơi chiến trường. Bao máu đào đã đổ xuống để Tổ quốc được như ngày hôm nay
 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta từ xưa đến nay. Mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước”. Xuyên suốt hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt Nam đã phải đương đầu với biết bao cuộc xâm lăng của các thế lực ngoại bang nói riêng cũng như đe dọa nguy nan của thiên tai, địch họa nói chung. Và lịch sử cũng chứng minh, chính tinh thần yêu nước, đoàn kết ấy đã làm nên sức mạnh giúp dân tộc ta vượt qua mọi khó khăn thử thách, không những không chịu khuất phục mà còn đương đầu, chiến đấu và chiến thắng mọi kẻ địch hung hãn, bạo tàn.
Đại thắng mùa xuân 1975 cũng bắt nguồn từ truyền thống yêu nước, khát vọng độc lập, tự do, hòa bình, thống nhất đất nước và đặc biệt là tinh thần đoàn kết của người Việt Nam. Nêu cao chân lý “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lãnh đạo nhân dân phát huy truyền thống yêu nước, xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân - cội nguồn làm nên sức mạnh dân tộc, kết hợp với sức mạnh thời đại - đoàn kết quốc tế, tranh thủ tối đa sự ủng hộ của các lực lượng cách mạng, tiến bộ trên thế giới, để thực hiện thắng lợi đường lối chiến lược: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”!
Trong 46 năm qua, bài học tinh thần của chiến thắng 30-4-1975, đặc biệt là truyền thống yêu nước, đoàn kết ngày càng được phát huy chính là nhân tố làm nên sức mạnh nội lực để người Việt Nam hàn gắn vết thương chiến tranh, vượt lên mọi khó khăn, thách thức của bao vây cấm vận, thúc đẩy phát triển, xây dựng đất nước “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn” theo đúng di nguyện của Người. Lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết chính là động lực giúp chúng ta đạt được những thành tựu kinh tế - xã hội quan trọng trong công cuộc đổi mới và hội nhập, giữ vững độc lập và chủ quyền lãnh thổ, ổn định an ninh chính trị, trật tự xã hội, phát triển đất nước toàn diện, nâng cao vị thế Việt Nam trên trường quốc tế..
  Trong thời gian qua, dịch Covid-19 bất ngờ xuất hiện, hiện đã bùng phát thành “siêu bão” hoành hành tại hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, với gần 2 triệu ca nhiễm vi rút SARS-CoV-2. Đáng nói là đại dịch đã gây ra một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng ở tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội trên phạm vi toàn cầu cũng như đời sống vật chất, tinh thần của hàng tỷ người.
Là một quốc gia đang phát triển, hội nhập quốc tế mạnh mẽ, Việt Nam không khỏi bị cuốn vào vòng xoáy dịch bệnh. Tuy nhiên, mặc dù có dân số đông (đứng thứ 17 trên thế giới), điều kiện kinh tế cũng như cơ sở vật chất y tế nói riêng còn hạn chế nhưng chúng ta  đang kiểm soát dịch bệnh khá tốt. Nhưng dịch bệnh vẫn diễn biến ngày càng phức tạp, khó lường, nguy cơ bùng phát lây nhiễm trong cộng đồng rất lớn, đòi hỏi công tác phòng, chống dịch phải được đặt lên hàng đầu, coi “chống dịch như chống giặc”, không được chủ quan, lơ là.
Có thể nói, cùng với những biến động địa - chính trị trong hai thập kỷ đầu của thế kỷ XXI, đại dịch Covid-19 thực sự là một thử thách cam go đối với nhân loại nói chung và nước ta nói riêng. Và cũng như rất nhiều lần trong lịch sử dân tộc ta đã đương đầu, chiến thắng thiên tai địch họa, trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay đòi hỏi mỗi người Việt Nam, ở trong nước cũng như ở nước ngoài, cần phải phát huy truyền thống yêu nước, đoàn kết của dân tộc, chung sức, đồng lòng thực hiện quyết liệt và hiệu quả những chủ trương của Đảng, Nhà nước cũng như sự chỉ đạo, điều hành về phòng, chống dịch của Chính phủ. Mỗi người dân phải là một chiến sĩ trên mặt trận chống dịch, đặc biệt là phải nâng cao ý thức, chấp hành nghiêm các yêu cầu về phòng, chống dịch của cơ quan chức năng.
Phát huy tinh thần của chiến thắng 30-4-1975 trong thời đại ngày nay, sự đoàn kết, thống nhất ý chí và hành động của cộng đồng chắc chắn sẽ lại là nhân tố tạo thành sức mạnh tổng hợp giúp đất nước ta, nhân dân ta tiếp tục chiến thắng dịch bệnh, nhanh chóng phục hồi, ổn định tăng trưởng kinh tế - xã hội cũng như đời sống người dân để viết tiếp những trang sử mới trong kỷ nguyên phát triển, hội nhập của dân tộc.
Cùng với Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đát nước (30/4), Ngày 1/5 có ý nghĩa lịch sử to lớn đối với nước ta và thế giới. Hằng năm, người lao động trên toàn thế giới lại cùng nhau tổ chức các hoạt động thiết thực  kỷ niệm Ngày Quốc tế Lao động 1/5. Nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2021) chúng tôi xin điểm lại nguồn gốc lịch sử và ý nghĩa của ngày này như sau:
Ngay sau khi thành lập Quốc tế I năm 1864, Mác coi việc rút ngắn thời gian lao động là nhiệm vụ đấu tranh của giai cấp vô sản. Tại Đại hội lần thứ nhất của Quốc tế Cộng sản I họp tại Gieneve (Thụy Sĩ) tháng 9/1866, vấn đề đấu tranh cho ngày làm việc 8 giờ được coi là nhiệm vụ quan trọng. Khẩu hiệu ngày làm 8 giờ sớm xuất hiện trong một số nơi của nước Anh, nước có nền công nghiệp phát triển sớm nhất. Yêu sách này dần lan sang các nước khác.
Do sự kiện giới công nhân viên chức Anh di cư sang Mỹ, phong trào đòi làm việc 8 giờ phát triển mạnh ở nước Mỹ từ năm 1827, đi đôi với nó là sự nảy nở và phát triển phong trào Công đoàn. Năm 1868, giới cầm quyền Mỹ buộc phải thông qua đạo luật ấn định ngày làm 8 giờ trong các cơ quan, xí nghiệp thuộc Chính phủ. Nhưng các xí nghiệp tư nhân vẫn giữ ngày làm việc từ 11 đến 12 giờ. 
Năm 1884, tại thành phố công nghiệp lớn Chicago, Đại hội Liên đoàn Lao động Mỹ thông qua nghị quyết nêu rõ: "...Từ ngày 1/5/1886, ngày lao động của tất cả các công nhân sẽ là 8 giờ". Sở dĩ ngày 1/5 được chọn bởi đây là ngày bắt đầu một năm kế toán tại hầu hết các nhà máy, xí nghiệp ở Mỹ. Vào ngày này, hợp đồng mới giữa thợ và chủ sẽ được ký. Giới chủ tư bản có thể biết trước quyết định của công nhân mà không kiếm cớ chối từ.
Ngày 1/5/1886, do yêu cầu của công nhân không được đáp ứng một cách đầy đủ, giới công nhân trên toàn nước Mỹ đã tham gia bãi công nhằm gây áp lực buộc giới chủ thực hiện yêu sách của mình. Đầu tiên là cuộc bãi công tại thành phố Chicago. Khoảng 40 nghìn người không đến nhà máy. Họ tổ chức mit-tinh, biểu tình trên thành phố với biểu ngữ “Từ hôm nay không người thợ nào làm việc quá 8 giờ một ngày! Phải thực hiện 8 giờ làm việc, 8 giờ nghỉ ngơi, 8 giờ vui chơi!” Cuộc đấu tranh lôi cuốn ngày càng đông người tham gia. Cũng ngày hôm đó, tại các trung tâm công nghiệp khác trên nước Mỹ đã nổ ra 5.000 cuộc bãi công với 340 nghìn công nhân tham gia. Ở Washington, New York, Baltimore, Boston... hơn 125.000 công nhân giành được quyền ngày chỉ làm 8 giờ. 
Những cuộc biểu tình tại Chicago diễn ra ngày càng quyết liệt. Giới chủ đuổi những công nhân bãi công, thuê người làm ở các thành phố khác, thuê bọn khiêu khích và cảnh sát đàn áp, phá hoại cuộc đấu tranh của công nhân. Các xung đột xảy ra dữ dội khiến hàng trăm công nhân chết và bị thương, nhiều thủ lĩnh công đoàn bị bắt... Báo cáo của Liên đoàn Lao động Mỹ xác nhận: "Chưa bao giờ trong lịch sử nước Mỹ lại có một cuộc nổi dậy mạnh mẽ, toàn diện trong quần chúng công nghiệp đến như vậy".
Ngày 20/6/1889, ba năm sau "thảm kịch" tại thành phố Chicago, Quốc tế cộng sản lần II nhóm họp tại Paris (Pháp). Dưới sự lãnh đạo của Frederic Engels, Đại hội lần thứ nhất của Quốc tế Cộng sản II đã quyết định lấy ngày 010/5 hàng năm làm ngày biểu dương lực lượng và đấu tranh chung của tầng lớp vô sản các nước. Từ đó, ngày 01/05 trở thành Ngày Quốc tế Lao động, ngày đấu tranh của giai cấp công nhân, ngày nghỉ ngơi và biểu dương lực lượng, ngày hội của công nhân và nhân dân lao động toàn thế giới.
Năm 1920, được sự phê chuẩn của Lê Nin, Liên Xô (cũ) là nước đầu tiên cho phép người dân được nghỉ làm vào ngày Quốc tế Lao động 1/5. Sáng kiến này dần dần được nhiều nước khác trên thế giới tán thành.
Tại Việt Nam, sau khi Đảng Cộng sản Đông Dương ra đời (1930), giai cấp công nhân Việt Nam đã lấy ngày 0l/05 hàng năm làm ngày đỉnh cao của phong trào đấu tranh chống thực dân, đế quốc, giành độc lập - tự do - dân chủ, giành những quyền lợi kinh tế - xã hội. Trong thời kỳ trước Cách mạng tháng Tám, việc kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động 1/5 phần nhiều phải tổ chức bí mật bằng hình thức treo cờ, rải truyền đơn. Năm 1936, do thắng lợi của Mặt trận bình dân Pháp và Mặt trận dân chủ Đông Dương, ngày Quốc tế Lao động lần đầu tiên được tổ chức công khai tại Hà Nội, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia. Đặc biệt, ngày 01/05/1938, một cuộc biểu tình lớn gồm hàng chục ngàn người đã diễn ra ở khu Đấu xảo Hà Nội với sự tham gia của 25 ngành, giới: thợ hoả xa, thợ in, nông dân, phụ nữ, người cao tuổi, nhà văn, nhà báo... Đây là cuộc mit-tinh lớn nhất trong thời kỳ vận động dân chủ (1936 - 1939), một cuộc biểu dương sức mạnh đoàn kết của nhân dân lao động do Đảng lãnh đạo. Nó đánh dấu một bước trưởng thành vượt bậc về nghệ thuật tổ chức và lãnh đạo của Đảng ta.
Ngày nay, ngày Quốc tế Lao động đã trở thành ngày hội lớn của giai cấp công nhân và nhân dân lao động Việt Nam. Đây cũng là ngày biểu thị tình đoàn kết hữu nghị với giai cấp công nhân và nhân dân lao động toàn thế giới, cùng đấu tranh cho thắng lợi của hòa bình, tự do, dân chủ và tiến bộ xã hội./.

                                                                                   Bài: Lê Nam -Công chức Văn hóa- xã hội