Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
256285

HƯỚNG TỚI KỶ NIỆM 40 NĂM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM (20/11/1982 - 20/11/2022)

Ngày 18/11/2022 12:42:20

Hòa trong không không khí rộn ràng, hân hoan của cả nước hướng tới kỷ niệm 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2022) , Chúng ta hãy cùng ôn lại đôi nét về lịch sử, ý nghĩa của ngày Hiến chương Nhà giáo Việt Nam 20/11

 

Ngày 20/11 trước khi trở thành Ngày Nhà giáo Việt Nam vốn là Ngày Quốc tế Hiến chương các nhà giáo”. Lịch sử khởi nguồn cho ngày 20/11 hằng năm được bắt đầu từ tháng 7 năm 1946 - Một tổ chức các Nhà giáo tiến bộ được thành lập tại Pari -Thủ đô nước Pháp lấy tên là Liên hiệp Quốc tế các công đoàn Giáo dục viết tắt bằng tiếng Pháp FISENăm 1949 tại một Hội  nghị ở Vácsava - thủ đô của Ba Lan, Liên đoàn Quốc tế các Công Đoàn Giáo dục đã ra bản Hiến Chương các Nhà giáo với nội dung chủ yếu là chống lại những lạc hậu, phản động của nền giáo dục Tư sản và Phong kiến lúc bấy giờ; Đồng thời xây dựng những nội dung giáo dục mới tiến bộ; trong đó có nhiệm vụ bảo vệ những quyền lợi của nghề dạy học và vị trí của người Thầy. Tại hội nghị của Liên hiệp Quốc tế các công đoàn Giáo dục  (diễn ra từ ngày 26 đến ngày 30 tháng 8 năm 1957 cũng tại thủ đô Vácsa va (Ba Lan) đã quyết định lấy ngày 20 tháng 11 hàng năm là ngày Quốc tế Hiến chương các nhà giáo. Từ đó mỗi năm đến ngày 20/11 là giáo giới trên khắp năm châu lại long trọng tổ chức Ngày truyền thống Quốc tế của ngành mình.
Công Đoàn Giáo dục Việt Nam là thành viên của FISE từ năm 1953 và ở nước ta lần đầu tiên Ngày Quốc tế Hiến Chương các Nhà Giáo ở Việt Nam được tổ chức trên toàn Miền Bắc vào ngày 20 tháng 11 năm 1958.
Khi sứ mệnh Ngày Quốc tế Hiến Chương các Nhà giáo ở Việt Nam đã hoàn thành, theo đề nghị của Bộ Giáo dục ngày 28 tháng 9 năm 1982 Hội đồng Bộ Trưởng (Nay là Chính Phủ) đã ra Quyết định  số 167  lấy ngày 20/11 là Ngày Nhà  giáo Việt Nam. Ngày 20 tháng 11 năm 1982 lần đầu tiên Ngày Nhà  giáo Việt Nam được tổ chức trọng thể tại Hội trường Ba Đình - Hà Nội và khắp các địa phương trong cả nước; Kể từ đó đã thành truyền thống,  Ngày 20/11 hằng năm là dịp để các thế hệ học trò tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến những người thầy giáo, người Cô giáo của mình; là lúc để mọi người, mọi ngành, mọi nghề và toàn xã hội chia sẻ niềm vui, tri ân đến những những người đã góp bao công sức, tâm huyết và trí tuệ  cho sự nghiệp trồng người, góp phần vẻ vang vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước.
Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống “Tôn sư trọng đạo’’ tốt đẹp và nhân văn. Trong xã hội ngày nay, người Thầy luôn có vị trí đặc biệt quan trọng . Mặc dù khoa học kỹ thuật phát triển, nhiều yếu tố hiện đại, tiện ích có thể tham gia vào quá trình giáo dục con người nhưng không gì có thể thay thế được vị trí của người Thầy. Bởi lẽ xã hội có thể phát triển thế nào đi chăng nữa, Người thầy vẫn luôn là biểu tượng cao đẹp cho nhân cách, chuẩn mực đạo đức và là người khơi dậy và truyền vào tâm hồn học trò  những ước mơ,  khát vọng đẹp đẽ . Người Thầy là cầu nối giữa quá khứ, hiện tại và tương lai, mang trong mình trọng trách truyền lại tinh hoa tri thức, văn hóa, đạo đức quý giá… của dân tộc và nhân loại  cho các thế hệ mai sau. Người Thầy và nghề dạy học được ví như những “ Kỹ sư tâm hồn” được xã hội tôn vinh và gửi gắm cả thế hệ tương lai. Chính vì vậy sự kính trọng người Thầy, coi trọng sự học là nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc vẫn còn nguyên giá trị trong mọi thời đại.
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đánh giá cao vị trí, vai trò người Thầy- Những người mở trí, khai tâm cho con người. Lúc sinh thời Người đã từng nói “ Nhiệm vụ Thầy giáo rất vẻ vang, vì nếu không có Thầy giáo thì không có giáo dục….Không có giáo dục thì không nói gì đến kinh tế, văn hóa”. Tuy sự cống hiến của người Thầy rất âm thầm nhưng rất mực vẻ vang vì “Người Thầy giáo tốt, người Thầy giáo xứng đáng là Thầy giáo là người vẻ vang nhất, dù tên tuổi không đăng trên báo, không được thưởng huân chương, song những người Thầy giáo tốt là những anh hùng vô danh”. Đồng thời Người đã dạy chúng ta “ Vì lợi ích mười năm phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm phải trồng người”
Thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nước luôn chăm lo đến công tác giáo dục, coi giáo dục là quốc sách hàng đầu. Cũng vì thế mà nghề dạy học luôn được xã hội coi trọng và tôn vinh như lời khẳng định của Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng “ Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý, nghề sáng tạo nhất trong những nghề sáng tạo vì  nó đã sáng tạo ra nhữngcon người sáng tạo”.
Đồng Lợi là quê hương giàu truyền thống hiếu học và trọng nhân tài. Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của xã nhà, thấm nhuần và thực hiện lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Dù khó khăn đến đâu cũng phải thi đua dạy tốt và học tốt” và “Vì lợi ích trăm năm trồng người”, Những năm qua, trên quê hương Đồng Lợi của chúng ta, được sự quan tâm của cấp ủy Đảng và chính quyền, nền giáo dục xã nhà đã có bước phát triển đáng kể, chất lượng của giáo dục không ngừng được nâng cao. Đội ngũ thầy giáo, cô giáo không ngừng lớn mạnh về số lượng và chất lượng; đã từng bước  đáp ứng được nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao phó cho ngành Giáo dục. Cơ sở của các nhà trường ngày càng khang trang và đổi mới. Đội ngũ Giáo viên, cán bộ quản lý đã đoàn kết, yêu thương nhau, quan hệ tốt với cộng đồng xã hội và được nhân dân tin tưởng. Các thầy cô giáo không chỉ vững chuyên môn, kinh nghiệm giảng dạy, tài năng và trí tuệ mà còn là những tấm gương sáng về phẩm chất, nhân cách đạo đức để đồng nghiệp và các thế hệ học trò noi theo. Các thầy giáo, cô giáo là những “bông hoa đẹp” tỏa ngát hương thơm trong “vườn hoa tri  thức” ; đang ngày đêm miệt mài bên trang giáo án, chắt lọc những tinh hoa tri thức  hân loại để cống hiến tâm sức, tài - trí cho xã hội và “gieo mầm xanh hy vọng”, thắp sáng ước mơ cho thế hệ trẻ hướng tới tương lai tốt đẹp.

Trong thời gian vừa qua, dù do đại dịch Covid-19 kéo dài đã ảnh hưởng và có lúc làm gián đoạn công tác dạy và học cũng như các hoạt động của các nhà trường, song được sự quan tâm của cấp uỷ Đảng và chính quyền địa phương, sự đồng hành, quan tâm và ủng hộ của các bậc phụ huynh, các thầy giáo, cô giáo, các cháu, học sinh, sinh viên vẫn luôn nỗ lực thi đua dạy tốt -  học tốt. Đặc biệt trong năm học 2021-2022 các nhà trường đã đạt được những kết quả xuất sắc trong công tác dạy và học
Năm học 2022-2023 và những năm học tới sẽ có những thuận lợi, khó khăn và thách thức đan xen. Trên cơ sở những kết quả đạt được và khắc phục những hạn chế, tồn tại trong năm học trước, thực hiện chủ đề năm học 2022 - 2023  “Đoàn kết, nỗ lực vượt khó khăn, đổi mới sáng tạo, củng cố, nâng cao chất lượng các hoạt động giáo dục và đào tạo”  và với tinh thần tiếp tục đổi mới căn bản, phát triển toàn diện nền giáo dục cùng các nhiệm vụ, phương hướng với các mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể của các cấp học. Mong rằng các thầy giáo, cô giáo, cán bộ nhân viên học sinh trong sẽ tiếp tục rèn luyện, nỗ lực và phấn đấu hết mình để cống hiến cho sự nghiệp trồng người, tiếp tục dành những thành tích xuất sắc trong công tác dạy và học cũng như các hoạt động tập thể khác tại các nhà trường để phát huy những thành tích đạt được, giữ vững các danh hiệu thi đua; tích cực phấn đấu xây dựng trường chuẩn quốc gia, cơ quan văn hóa, cơ quan kiểu mẫu và phấn đấu nâng cao chất lượng giáo dục của chúng ta đứng tóp đầu của huyện, góp phần đưa nền giáo dục của xã nhà phát triển bền vững và hưng thịnh.

                                                                                                                            Lê Nam- CCVHXH

                                                                                   

HƯỚNG TỚI KỶ NIỆM 40 NĂM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM (20/11/1982 - 20/11/2022)

Đăng lúc: 18/11/2022 12:42:20 (GMT+7)

Hòa trong không không khí rộn ràng, hân hoan của cả nước hướng tới kỷ niệm 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2022) , Chúng ta hãy cùng ôn lại đôi nét về lịch sử, ý nghĩa của ngày Hiến chương Nhà giáo Việt Nam 20/11

 

Ngày 20/11 trước khi trở thành Ngày Nhà giáo Việt Nam vốn là Ngày Quốc tế Hiến chương các nhà giáo”. Lịch sử khởi nguồn cho ngày 20/11 hằng năm được bắt đầu từ tháng 7 năm 1946 - Một tổ chức các Nhà giáo tiến bộ được thành lập tại Pari -Thủ đô nước Pháp lấy tên là Liên hiệp Quốc tế các công đoàn Giáo dục viết tắt bằng tiếng Pháp FISENăm 1949 tại một Hội  nghị ở Vácsava - thủ đô của Ba Lan, Liên đoàn Quốc tế các Công Đoàn Giáo dục đã ra bản Hiến Chương các Nhà giáo với nội dung chủ yếu là chống lại những lạc hậu, phản động của nền giáo dục Tư sản và Phong kiến lúc bấy giờ; Đồng thời xây dựng những nội dung giáo dục mới tiến bộ; trong đó có nhiệm vụ bảo vệ những quyền lợi của nghề dạy học và vị trí của người Thầy. Tại hội nghị của Liên hiệp Quốc tế các công đoàn Giáo dục  (diễn ra từ ngày 26 đến ngày 30 tháng 8 năm 1957 cũng tại thủ đô Vácsa va (Ba Lan) đã quyết định lấy ngày 20 tháng 11 hàng năm là ngày Quốc tế Hiến chương các nhà giáo. Từ đó mỗi năm đến ngày 20/11 là giáo giới trên khắp năm châu lại long trọng tổ chức Ngày truyền thống Quốc tế của ngành mình.
Công Đoàn Giáo dục Việt Nam là thành viên của FISE từ năm 1953 và ở nước ta lần đầu tiên Ngày Quốc tế Hiến Chương các Nhà Giáo ở Việt Nam được tổ chức trên toàn Miền Bắc vào ngày 20 tháng 11 năm 1958.
Khi sứ mệnh Ngày Quốc tế Hiến Chương các Nhà giáo ở Việt Nam đã hoàn thành, theo đề nghị của Bộ Giáo dục ngày 28 tháng 9 năm 1982 Hội đồng Bộ Trưởng (Nay là Chính Phủ) đã ra Quyết định  số 167  lấy ngày 20/11 là Ngày Nhà  giáo Việt Nam. Ngày 20 tháng 11 năm 1982 lần đầu tiên Ngày Nhà  giáo Việt Nam được tổ chức trọng thể tại Hội trường Ba Đình - Hà Nội và khắp các địa phương trong cả nước; Kể từ đó đã thành truyền thống,  Ngày 20/11 hằng năm là dịp để các thế hệ học trò tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến những người thầy giáo, người Cô giáo của mình; là lúc để mọi người, mọi ngành, mọi nghề và toàn xã hội chia sẻ niềm vui, tri ân đến những những người đã góp bao công sức, tâm huyết và trí tuệ  cho sự nghiệp trồng người, góp phần vẻ vang vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước.
Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống “Tôn sư trọng đạo’’ tốt đẹp và nhân văn. Trong xã hội ngày nay, người Thầy luôn có vị trí đặc biệt quan trọng . Mặc dù khoa học kỹ thuật phát triển, nhiều yếu tố hiện đại, tiện ích có thể tham gia vào quá trình giáo dục con người nhưng không gì có thể thay thế được vị trí của người Thầy. Bởi lẽ xã hội có thể phát triển thế nào đi chăng nữa, Người thầy vẫn luôn là biểu tượng cao đẹp cho nhân cách, chuẩn mực đạo đức và là người khơi dậy và truyền vào tâm hồn học trò  những ước mơ,  khát vọng đẹp đẽ . Người Thầy là cầu nối giữa quá khứ, hiện tại và tương lai, mang trong mình trọng trách truyền lại tinh hoa tri thức, văn hóa, đạo đức quý giá… của dân tộc và nhân loại  cho các thế hệ mai sau. Người Thầy và nghề dạy học được ví như những “ Kỹ sư tâm hồn” được xã hội tôn vinh và gửi gắm cả thế hệ tương lai. Chính vì vậy sự kính trọng người Thầy, coi trọng sự học là nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc vẫn còn nguyên giá trị trong mọi thời đại.
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đánh giá cao vị trí, vai trò người Thầy- Những người mở trí, khai tâm cho con người. Lúc sinh thời Người đã từng nói “ Nhiệm vụ Thầy giáo rất vẻ vang, vì nếu không có Thầy giáo thì không có giáo dục….Không có giáo dục thì không nói gì đến kinh tế, văn hóa”. Tuy sự cống hiến của người Thầy rất âm thầm nhưng rất mực vẻ vang vì “Người Thầy giáo tốt, người Thầy giáo xứng đáng là Thầy giáo là người vẻ vang nhất, dù tên tuổi không đăng trên báo, không được thưởng huân chương, song những người Thầy giáo tốt là những anh hùng vô danh”. Đồng thời Người đã dạy chúng ta “ Vì lợi ích mười năm phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm phải trồng người”
Thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nước luôn chăm lo đến công tác giáo dục, coi giáo dục là quốc sách hàng đầu. Cũng vì thế mà nghề dạy học luôn được xã hội coi trọng và tôn vinh như lời khẳng định của Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng “ Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý, nghề sáng tạo nhất trong những nghề sáng tạo vì  nó đã sáng tạo ra nhữngcon người sáng tạo”.
Đồng Lợi là quê hương giàu truyền thống hiếu học và trọng nhân tài. Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của xã nhà, thấm nhuần và thực hiện lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Dù khó khăn đến đâu cũng phải thi đua dạy tốt và học tốt” và “Vì lợi ích trăm năm trồng người”, Những năm qua, trên quê hương Đồng Lợi của chúng ta, được sự quan tâm của cấp ủy Đảng và chính quyền, nền giáo dục xã nhà đã có bước phát triển đáng kể, chất lượng của giáo dục không ngừng được nâng cao. Đội ngũ thầy giáo, cô giáo không ngừng lớn mạnh về số lượng và chất lượng; đã từng bước  đáp ứng được nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao phó cho ngành Giáo dục. Cơ sở của các nhà trường ngày càng khang trang và đổi mới. Đội ngũ Giáo viên, cán bộ quản lý đã đoàn kết, yêu thương nhau, quan hệ tốt với cộng đồng xã hội và được nhân dân tin tưởng. Các thầy cô giáo không chỉ vững chuyên môn, kinh nghiệm giảng dạy, tài năng và trí tuệ mà còn là những tấm gương sáng về phẩm chất, nhân cách đạo đức để đồng nghiệp và các thế hệ học trò noi theo. Các thầy giáo, cô giáo là những “bông hoa đẹp” tỏa ngát hương thơm trong “vườn hoa tri  thức” ; đang ngày đêm miệt mài bên trang giáo án, chắt lọc những tinh hoa tri thức  hân loại để cống hiến tâm sức, tài - trí cho xã hội và “gieo mầm xanh hy vọng”, thắp sáng ước mơ cho thế hệ trẻ hướng tới tương lai tốt đẹp.

Trong thời gian vừa qua, dù do đại dịch Covid-19 kéo dài đã ảnh hưởng và có lúc làm gián đoạn công tác dạy và học cũng như các hoạt động của các nhà trường, song được sự quan tâm của cấp uỷ Đảng và chính quyền địa phương, sự đồng hành, quan tâm và ủng hộ của các bậc phụ huynh, các thầy giáo, cô giáo, các cháu, học sinh, sinh viên vẫn luôn nỗ lực thi đua dạy tốt -  học tốt. Đặc biệt trong năm học 2021-2022 các nhà trường đã đạt được những kết quả xuất sắc trong công tác dạy và học
Năm học 2022-2023 và những năm học tới sẽ có những thuận lợi, khó khăn và thách thức đan xen. Trên cơ sở những kết quả đạt được và khắc phục những hạn chế, tồn tại trong năm học trước, thực hiện chủ đề năm học 2022 - 2023  “Đoàn kết, nỗ lực vượt khó khăn, đổi mới sáng tạo, củng cố, nâng cao chất lượng các hoạt động giáo dục và đào tạo”  và với tinh thần tiếp tục đổi mới căn bản, phát triển toàn diện nền giáo dục cùng các nhiệm vụ, phương hướng với các mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể của các cấp học. Mong rằng các thầy giáo, cô giáo, cán bộ nhân viên học sinh trong sẽ tiếp tục rèn luyện, nỗ lực và phấn đấu hết mình để cống hiến cho sự nghiệp trồng người, tiếp tục dành những thành tích xuất sắc trong công tác dạy và học cũng như các hoạt động tập thể khác tại các nhà trường để phát huy những thành tích đạt được, giữ vững các danh hiệu thi đua; tích cực phấn đấu xây dựng trường chuẩn quốc gia, cơ quan văn hóa, cơ quan kiểu mẫu và phấn đấu nâng cao chất lượng giáo dục của chúng ta đứng tóp đầu của huyện, góp phần đưa nền giáo dục của xã nhà phát triển bền vững và hưng thịnh.

                                                                                                                            Lê Nam- CCVHXH