Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
256285

Mục đích, ý nghĩa chính trị của Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021- 2026.

Ngày 11/03/2021 10:48:09

Nhà nước Cộng hòa xã hội Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do nhân dân làm chủ; tất cả quyền lợi Nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức. Nhân dân thực hiện quyền lực Nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước.

Việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân là một trong những quyền chính trị cơ bản của công dân được Hiến pháp ghi nhận. Bầu cử là phương thức thể hiện ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân trong việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa nói chung và thành lập cơ quan quyền lực nhà nước ở Trung ương và địa phương nói riêng.
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 được tiến hành vào ngày 23 tháng 05 năm 2021 trên phạm vi cả nước, trong bối cảnh công cuộc đổi mới ở nước ta sau 35 năm đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử  trên mọi lĩnh vực đời sống, xã hội nhưng cũng đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức nhất là tác động, ảnh hưởng nặng nề  của đại dịch Covid-19. Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 là sự kiện chính trị quan trọng của đất nước, được tổ chức sau khi Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng diễn ra thành công tốt đẹp; toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta thực hiện Nghị quyết Đại hội khóa XIII, gắn liền với công tác cán bộ, liên quan đến trách nhiệm của các cấp, các ngành. Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp là đợt vận động sinh hoạt chính trị, dân chủ  sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân để cử tri trong cả nước phát huy quyền làm chủ của công dân, lựa chọn và bầu ra những người tiêu biểu,  ưu tú và xứng đáng đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của mình trong Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ  mới, góp phần tích cực vào việc xây dựng, củng cố và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản.
Trong bối cảnh thực hiện nhiệm vụ xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân theo Hiến pháp, Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Tổ chức chính quyền địa phương đã và đang đặt ra các yêu cầu mới cao hơn đối với các tổ chức, hoạt động của Quốc hội trong nhiệm kỳ mới. Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp lần này được Đảng, Quốc hội, Chính phủ xác định là nhiệm vụ công tác trọng tâm của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân trong năm 2021.
Cuộc bầu cử có ý nghĩa trọng đại:
Là ngày hội lớn của toàn dân thực hiện cuộc vận động chính trị và sinh hoạt dân chủ sâu rộng, trực tiếp lựa chọn những đại biểu xứng đáng, đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân tại cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất và cơ quan quyền lực Nhà nước địa phương.
Là sự kiện chính trị lớn, quan trọng của đời sống xã hội đất nước và các địa phương trong năm 2021, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp, nhiệm kỳ 2020 - 2025, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế, làm cho dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh.
Là sự thể hiện bản chất ưu việt và dân chủ của chế độ xã hội chủ nghĩa nước ta, thể hiện tính nhân dân sâu sắc của Nhà nước ta thông qua mối quan hệ chặt chẽ giưa nhân dân với Nhà nước mà việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân các cấp trực tiếp biểu hiện.
Với tầm quan trọng to lớn như vậy, quá trình tiến hành phải đảm bảo dân chủ, đúng pháp luật, an toàn, tiết kiệm.

                                                                                           Người biên tập: Lê Nam (CCVH) 

  

Mục đích, ý nghĩa chính trị của Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021- 2026.

Đăng lúc: 11/03/2021 10:48:09 (GMT+7)

Nhà nước Cộng hòa xã hội Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do nhân dân làm chủ; tất cả quyền lợi Nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức. Nhân dân thực hiện quyền lực Nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước.

Việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân là một trong những quyền chính trị cơ bản của công dân được Hiến pháp ghi nhận. Bầu cử là phương thức thể hiện ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân trong việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa nói chung và thành lập cơ quan quyền lực nhà nước ở Trung ương và địa phương nói riêng.
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 được tiến hành vào ngày 23 tháng 05 năm 2021 trên phạm vi cả nước, trong bối cảnh công cuộc đổi mới ở nước ta sau 35 năm đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử  trên mọi lĩnh vực đời sống, xã hội nhưng cũng đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức nhất là tác động, ảnh hưởng nặng nề  của đại dịch Covid-19. Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 là sự kiện chính trị quan trọng của đất nước, được tổ chức sau khi Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng diễn ra thành công tốt đẹp; toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta thực hiện Nghị quyết Đại hội khóa XIII, gắn liền với công tác cán bộ, liên quan đến trách nhiệm của các cấp, các ngành. Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp là đợt vận động sinh hoạt chính trị, dân chủ  sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân để cử tri trong cả nước phát huy quyền làm chủ của công dân, lựa chọn và bầu ra những người tiêu biểu,  ưu tú và xứng đáng đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của mình trong Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ  mới, góp phần tích cực vào việc xây dựng, củng cố và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản.
Trong bối cảnh thực hiện nhiệm vụ xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân theo Hiến pháp, Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Tổ chức chính quyền địa phương đã và đang đặt ra các yêu cầu mới cao hơn đối với các tổ chức, hoạt động của Quốc hội trong nhiệm kỳ mới. Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp lần này được Đảng, Quốc hội, Chính phủ xác định là nhiệm vụ công tác trọng tâm của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân trong năm 2021.
Cuộc bầu cử có ý nghĩa trọng đại:
Là ngày hội lớn của toàn dân thực hiện cuộc vận động chính trị và sinh hoạt dân chủ sâu rộng, trực tiếp lựa chọn những đại biểu xứng đáng, đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân tại cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất và cơ quan quyền lực Nhà nước địa phương.
Là sự kiện chính trị lớn, quan trọng của đời sống xã hội đất nước và các địa phương trong năm 2021, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp, nhiệm kỳ 2020 - 2025, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế, làm cho dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh.
Là sự thể hiện bản chất ưu việt và dân chủ của chế độ xã hội chủ nghĩa nước ta, thể hiện tính nhân dân sâu sắc của Nhà nước ta thông qua mối quan hệ chặt chẽ giưa nhân dân với Nhà nước mà việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân các cấp trực tiếp biểu hiện.
Với tầm quan trọng to lớn như vậy, quá trình tiến hành phải đảm bảo dân chủ, đúng pháp luật, an toàn, tiết kiệm.

                                                                                           Người biên tập: Lê Nam (CCVH)