Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
256285

Tác hại khi sử dụng thực phẩm có hàn the

Ngày 07/11/2022 22:42:26

Hiện nay Bộ Y tế đã cấm sử dụng hàn the trong thực phẩm, tuy nhiên hàn the vẫn được bày bán và sử dụng để cho vào các loại thực phẩm như bánh đa, bánh đúc, bánh phở, bún, thạch, giò, chả để tạo độ giòn dai bất chấp những tác hại không lường của nó gây ra đến sức khỏe con người.


Hàn the là một hợp chất hóa học của nguyên tố B (Bo) với Natri và Oxy, là muối của axit boric (H3BO3), có tên thương mại theo tiếng Anh là Sodium Tetraborate, Sodium Pyroborate, Sodium Peborate… gọi tắt là Borax. Hàn the còn có tên gọi khác như là băng sa, bồng sa, nguyên thạch. Hàn the là một loại muối ở dạng tinh thể màu trắng đục, không mùi, không vị, ít tan trong nước nguội nhưng tan nhiều trong nước nóng. Hàn the có tính chất sát khuẩn nhẹ nên có thể kéo dài khả năng bảo quản cho sản phẩm, đặc biệt hàn the làm cho sản phẩm tinh bột ( như: bún, mì, bánh phở...), thịt và sản phẩm chế biến thịt ( như như: giò, chả, nem chua...), cá trở nên dai, giòn.
   Tuy nhiên do hàn the có độc tính khá lớn đối với cơ thể nên Ủy ban Codex Việt Nam và nhiều nước trên thế giới đều không cho phép hành the có trong danh mục chất phụ gia được cho phép sử dụng trong quá trình chế biến thực phẩm.
Hàn the có thể là ngộ độc cấp tính cho người sử dụng với số liệu thấp. Liều từ 5 gam trở lên gây ngộ độc cấp tính có thể dẫn đến tử vong. Trong thực tế, ít gặp trường hợp hoặc ngộ độc mãn tính, ảnh hưởng đến gan, thận, biếng ăn, suy nhược cơ thể. Người sử dụng cácthực phẩm hàn the, khi bị ngộ độc có biểu hiện sau:Ngộ độc cấp tính: Xảy ra trung bình từ 6-8 giờ sau khi ăn hoặc nuốt phải hàn the, với các triệu chứng buồn nôn, nôn; tiêu chảy; đau co cứng cơ, co giật; chuột rút vùng bụng, vật vã, cơn động kinh; dấu hiệu kích thích màng não và kích động; tróc da, phát ban, đặc biệt vùng mông, gan bàn tay; có thể có các dấu hiệu suy thận;  Nếu nặng có thể thấynhịp tim nhanh, sốc trụy mạch, da xanh tím, co giật, hoang tưởng và hôn mê. Những thay đổi thường gặp là xuất huyết nội tạng, xung huyết, thoái hóa ống thận, thoái hóa mỡ gan, tổn thương não và tủy sống. Tỷ lệ tử vong do ngộ độc cấp tính là 50%.
Ngộ độc mãn tính: Do hàn the có khả năng tích lũy trong cơ thể gây ảnh hưởng quá trình tiêu hóa, hấp thụ, quá trình chuyển hóa và chức năng của thận với biểu hiện mất cảm giác ăn ngon, giảm cân; nôn, tiêu chảy nhẹ; mẩn đỏ da, cùng với tróc da, đặc biệt ở mông, lòng bàn tay và lòng bàn chân; rụng tóc; suy thận; cơn động kinh co giật, da xanh xao, suy nhược không phục hồi được.Do vậy, người sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng  “ Tuyệt đối không được sử dụng hành the trong chế biến thực phẩm”

                                                                                                                            Lê Nam- CCVHXH

 

 

 

 

 

  

Tác hại khi sử dụng thực phẩm có hàn the

Đăng lúc: 07/11/2022 22:42:26 (GMT+7)

Hiện nay Bộ Y tế đã cấm sử dụng hàn the trong thực phẩm, tuy nhiên hàn the vẫn được bày bán và sử dụng để cho vào các loại thực phẩm như bánh đa, bánh đúc, bánh phở, bún, thạch, giò, chả để tạo độ giòn dai bất chấp những tác hại không lường của nó gây ra đến sức khỏe con người.


Hàn the là một hợp chất hóa học của nguyên tố B (Bo) với Natri và Oxy, là muối của axit boric (H3BO3), có tên thương mại theo tiếng Anh là Sodium Tetraborate, Sodium Pyroborate, Sodium Peborate… gọi tắt là Borax. Hàn the còn có tên gọi khác như là băng sa, bồng sa, nguyên thạch. Hàn the là một loại muối ở dạng tinh thể màu trắng đục, không mùi, không vị, ít tan trong nước nguội nhưng tan nhiều trong nước nóng. Hàn the có tính chất sát khuẩn nhẹ nên có thể kéo dài khả năng bảo quản cho sản phẩm, đặc biệt hàn the làm cho sản phẩm tinh bột ( như: bún, mì, bánh phở...), thịt và sản phẩm chế biến thịt ( như như: giò, chả, nem chua...), cá trở nên dai, giòn.
   Tuy nhiên do hàn the có độc tính khá lớn đối với cơ thể nên Ủy ban Codex Việt Nam và nhiều nước trên thế giới đều không cho phép hành the có trong danh mục chất phụ gia được cho phép sử dụng trong quá trình chế biến thực phẩm.
Hàn the có thể là ngộ độc cấp tính cho người sử dụng với số liệu thấp. Liều từ 5 gam trở lên gây ngộ độc cấp tính có thể dẫn đến tử vong. Trong thực tế, ít gặp trường hợp hoặc ngộ độc mãn tính, ảnh hưởng đến gan, thận, biếng ăn, suy nhược cơ thể. Người sử dụng cácthực phẩm hàn the, khi bị ngộ độc có biểu hiện sau:Ngộ độc cấp tính: Xảy ra trung bình từ 6-8 giờ sau khi ăn hoặc nuốt phải hàn the, với các triệu chứng buồn nôn, nôn; tiêu chảy; đau co cứng cơ, co giật; chuột rút vùng bụng, vật vã, cơn động kinh; dấu hiệu kích thích màng não và kích động; tróc da, phát ban, đặc biệt vùng mông, gan bàn tay; có thể có các dấu hiệu suy thận;  Nếu nặng có thể thấynhịp tim nhanh, sốc trụy mạch, da xanh tím, co giật, hoang tưởng và hôn mê. Những thay đổi thường gặp là xuất huyết nội tạng, xung huyết, thoái hóa ống thận, thoái hóa mỡ gan, tổn thương não và tủy sống. Tỷ lệ tử vong do ngộ độc cấp tính là 50%.
Ngộ độc mãn tính: Do hàn the có khả năng tích lũy trong cơ thể gây ảnh hưởng quá trình tiêu hóa, hấp thụ, quá trình chuyển hóa và chức năng của thận với biểu hiện mất cảm giác ăn ngon, giảm cân; nôn, tiêu chảy nhẹ; mẩn đỏ da, cùng với tróc da, đặc biệt ở mông, lòng bàn tay và lòng bàn chân; rụng tóc; suy thận; cơn động kinh co giật, da xanh xao, suy nhược không phục hồi được.Do vậy, người sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng  “ Tuyệt đối không được sử dụng hành the trong chế biến thực phẩm”

                                                                                                                            Lê Nam- CCVHXH