Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
256285

Những điểm mới trong Nghị định 15/2018/NĐ-CP ngày 02/2018 Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm

Ngày 23/11/2022 21:09:23

Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm và có hiệu lực thi hành ngày 02/02/2018. Theo đó, Nghị định có một số nội dung đáng chú ý như sau:

 Nghị định này quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm bao gồm: Thủ tục tự công bố sản phẩm; thủ tục đăng ký bản công bố sản phẩm; bảo đảm ATTP biến đổi gen; cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP; kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu, xuất khau; ghi nhãn thực phẩm; quảng cáo thực phấm; điều kiện bảo đảm ATTP trong sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe; điều kiện bảo đảm ATTP trong sản xuất, kinh doanh và sử dụng phụ gia thực phẩm; truy xuất nguồn gốc thực phàm; phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về ATTP.

- Về tự công bố sản phẩm: Tổ chức cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm thực hiện tự công bố thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ chứa đựng thực phẩm, vật liệu bao gói tiếp xúc với thực phẩm.

- Về đãng ký bản công bố sản phẩm: Tổ chức cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phấm phải đãng ký bản công bố sản phấm thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt, sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi, phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm không thuộc trong danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm hoặc không đúng đối tượng sử dụng do Bộ Y tế quy định.

- Quy định về các cơ sở không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm gồm: Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ; sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định; sơ chế nhỏ lẻ; kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ; kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn; sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm; nhà hàng trong khách sạn; bếp ãn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm; kinh doanh thức ăn đường phố; cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (ISO 22000), Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.
- Phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm:
+ Đối với cơ sở sản xuất nhiều loại sản phẩm thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của từ 2 cơ quan quản lý chuyên ngành trở lên thì cơ quan quản lý sản phẩm có sản lượng lớn nhất trong các sản phẩm của cơ sở sản xuất là cơ quan quản lý.
+ Đối với cơ sở không thực hiện công đoạn sản xuất nhưng kinh doanh nhiều loại sản phẩm thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của từ 2 cơ quan quản lý chuyên ngành trở lên do ngành Công Thương quản lý, trừ trường hợp là chợ đầu mối, đấu giá nông sản.
+ Đối với cơ sở vừa sản xuất vừa kinh doanh nhiều loại sản phấm thuộc thẩm quyền quản lý của từ 2 cơ quan quản lý chuyên ngành trở lên thì tổ chức, cá nhân có quyền lựa chọn cơ quan quản lý chuyên ngành về an toàn thực phẩm để thực hiện các thủ tục hành chính.
- Trách nhiệm quản lỵ nhà nước về an toàn thực phẩm của ủy ban nhân dân cấp tỉnh: Chủ tịch úy ban nhân dân cấp tỉnh trực tiếp làm Trưởng ban chỉ đạo liên ngành về vệ sinh an toàn thực phấm; Xây dựng và ban hành quy chuấn kỹ thuật địa phương về an toàn thực phấm đối vói các sản phàm thực phấm đặc thù của địa phương; tố chức tiếp nhận và quản lý hồ sơ, cấp Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phấm, giấy xác nhận nội dung quảng cáo đối với sản phấm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt, sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuồi.
- Ngoài ra còn có một số nội dung khác như: quy định quảng cáo thực phẩm; điều kiện đảm bảo an toàn thực phấm trong sản xuất bảo vệ sức khỏe, sản xuất kinh doanh phụ gia thực phấm; truy xuất nguồn gốc thực phẩm.
Nguồn sưu tầm: Sổ tay tuyên truyền về an toàn thực phẩm của Văn phòng Điều phối về vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh (NXB Thanh Hóa năm 2022)

 

 

 

                                                                                                 

                                                                                         

  

Những điểm mới trong Nghị định 15/2018/NĐ-CP ngày 02/2018 Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm

Đăng lúc: 23/11/2022 21:09:23 (GMT+7)

Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm và có hiệu lực thi hành ngày 02/02/2018. Theo đó, Nghị định có một số nội dung đáng chú ý như sau:

 Nghị định này quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm bao gồm: Thủ tục tự công bố sản phẩm; thủ tục đăng ký bản công bố sản phẩm; bảo đảm ATTP biến đổi gen; cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP; kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu, xuất khau; ghi nhãn thực phẩm; quảng cáo thực phấm; điều kiện bảo đảm ATTP trong sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe; điều kiện bảo đảm ATTP trong sản xuất, kinh doanh và sử dụng phụ gia thực phẩm; truy xuất nguồn gốc thực phàm; phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về ATTP.

- Về tự công bố sản phẩm: Tổ chức cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm thực hiện tự công bố thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ chứa đựng thực phẩm, vật liệu bao gói tiếp xúc với thực phẩm.

- Về đãng ký bản công bố sản phẩm: Tổ chức cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phấm phải đãng ký bản công bố sản phấm thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt, sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi, phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm không thuộc trong danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm hoặc không đúng đối tượng sử dụng do Bộ Y tế quy định.

- Quy định về các cơ sở không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm gồm: Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ; sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định; sơ chế nhỏ lẻ; kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ; kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn; sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm; nhà hàng trong khách sạn; bếp ãn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm; kinh doanh thức ăn đường phố; cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (ISO 22000), Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.
- Phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm:
+ Đối với cơ sở sản xuất nhiều loại sản phẩm thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của từ 2 cơ quan quản lý chuyên ngành trở lên thì cơ quan quản lý sản phẩm có sản lượng lớn nhất trong các sản phẩm của cơ sở sản xuất là cơ quan quản lý.
+ Đối với cơ sở không thực hiện công đoạn sản xuất nhưng kinh doanh nhiều loại sản phẩm thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của từ 2 cơ quan quản lý chuyên ngành trở lên do ngành Công Thương quản lý, trừ trường hợp là chợ đầu mối, đấu giá nông sản.
+ Đối với cơ sở vừa sản xuất vừa kinh doanh nhiều loại sản phấm thuộc thẩm quyền quản lý của từ 2 cơ quan quản lý chuyên ngành trở lên thì tổ chức, cá nhân có quyền lựa chọn cơ quan quản lý chuyên ngành về an toàn thực phẩm để thực hiện các thủ tục hành chính.
- Trách nhiệm quản lỵ nhà nước về an toàn thực phẩm của ủy ban nhân dân cấp tỉnh: Chủ tịch úy ban nhân dân cấp tỉnh trực tiếp làm Trưởng ban chỉ đạo liên ngành về vệ sinh an toàn thực phấm; Xây dựng và ban hành quy chuấn kỹ thuật địa phương về an toàn thực phấm đối vói các sản phàm thực phấm đặc thù của địa phương; tố chức tiếp nhận và quản lý hồ sơ, cấp Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phấm, giấy xác nhận nội dung quảng cáo đối với sản phấm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt, sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuồi.
- Ngoài ra còn có một số nội dung khác như: quy định quảng cáo thực phẩm; điều kiện đảm bảo an toàn thực phấm trong sản xuất bảo vệ sức khỏe, sản xuất kinh doanh phụ gia thực phấm; truy xuất nguồn gốc thực phẩm.
Nguồn sưu tầm: Sổ tay tuyên truyền về an toàn thực phẩm của Văn phòng Điều phối về vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh (NXB Thanh Hóa năm 2022)