Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
256285

Nội dung cơ bản của Nghị định số 137/2020/NĐ-CP ngày 27/11/2020 của Chính phủ về quản lý, sử dụng pháo; và công tác phòng chống pháo dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024

Ngày 08/01/2024 15:57:12

Ngày 27/11/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 137/2020/NĐ-CP về quản lý, sử dụng pháo có hiệu lực thi hành từ ngày 11/01/2021, thay thế Nghị định 36/2009/NĐ-CP ngày 15/4/2009 của Chính Phủ về quản lý, sử dụng pháo, trong đó có một số nội dung đáng chú ý sau:

1. Quy định như thế nào là pháo?

Theo Điều 3 Nghị định 137 đã giải thích về pháo như sau:

Pháo: Là sản phẩm có chứa thuốc pháo, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra phản ứng hóa học nhành, mạnh, sinh khí, tạo ra hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, gây ra tiếng nổ hoặc không gây ra tiếng nổ. Pháo bao gồm: Pháo nổ, pháo hoa.

- Pháo nổ: Là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra tiếng nổ hoặc gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian; Pháo nổ gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian được gọi là pháo hoa nổ.

- Pháo hoa: Là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, không gây ra tiếng nổ.

2. Phân biệt giữa Pháo nổ (pháo nổ, pháo hoa nổ) và Pháo hoa

Theo quy định về pháo nêu trên có thể thấy Pháo hoa khác Pháo nổ (pháo nổ, pháo hoa nổ) ở điểm là khi sử dụng không gây tiếng nổ.

3. Người dân được sử dụng Pháo gì? Sử dụng trong trường hợp nào?

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 5 Nghị định 137:

Nghiêm cấm việc nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc chiếm đoạt pháo nổ; trừ trường hợp tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ nghiên cứu, sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu, cung cấp, vận chuyển, sử dụng pháo hoa nổ theo quy định tại Nghị định này.

Theo quy định tại Điều 17 Nghị định 137:

Cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo hoa trong các trường hợp sau: Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật.

Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi sử dụng pháo hoa chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.

Vậy, người dân không được sử dụng Pháo nổ (pháo nổ, pháo hoa nổ) và chỉ được sử dụng Pháo hoa nhưng phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và chỉ sử dụng trong các trường hợp: Lễ, Tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật; chỉ được mua của các tổ chức, doanh nghiệp của Bộ quốc phòng được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa để sử dụng.

4. Về xử lý các hành vi vi phạm về pháo

4.1. Về xử lý hành chính

Pháp luật hiện hành và Nghị định số 137/2020/NĐ-CP ngày 27/11/2020 về quản lý, sử dụng pháo quy định rõ các hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý, sử dụng pháo, theo đó mọi hành vi sản xuất, mua bán, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng trái phép các loại pháo sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc xử lý hình sự tùy tính chất, mức độ của hành vi, cụ thể:

- Theo quy định tại  Điều 11 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, người nào vi phạm hành chính về pháo thì tùy hành vi, mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt từ 5.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.

4.2. Về xử lý hình sự

- Theo quy định tại Điều 191 Bộ Luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 người nào vi phạm về pháo đến mức phải xử lý hình sự thì tùy hành vi, mức độ vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 động hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 10 năm.

Ngoài ra nếu sử dụng pháo (pháo nổ, pháo hoa) tại nơi công cộng mà gây ảnh hưởng đến an ninh trật tự thì có thể bị xử lý hành sự về tội “Gây rối trật tự công cộng” theo Điều 318 bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, cụ thể:

- Tội sản xuất, buôn bán hàng cấm (Điều 190): Người nào sản xuất, buôn bán pháo nổ, pháo hoa nổ từ 6 kg trở lên sẽ bị phạt tiền từ 100 triệu đến 03 tỷ hoặc phạt tù từ 01 năm đến 15 năm.

- Tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm (Điều 191): Người nào tàng trữ, vận chuyển pháo nổ, pháo hoa nổ từ 6 kg trở lên sẽ bị phạt tiền từ 50 triệu đến 01 tỷ hoặc phạt tù từ  06 tháng đến 10 năm.

- Tội gây rối trật tự công cộng (Điều 318): Người đốt pháo nổ, pháo hoa nổ trái phép gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội có thể bị phát tiền từ 5 triệu đến 50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ, hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 07 năm.

- Ngoài ra, nếu buôn bán hoặc vận chuyển pháo trái phép quan biên giới sẽ chịu trách nhiệm về tội buôn lậu (Điều 188) hoặc tội vận chuyển trái phép hàng hóa quan biên giới (Điều 189).

Nếu đốt pháo nổ, pháo hoa nổ gây thiệt hại nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác thì người vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội danh khác tương xứng với hậu quả nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tài sản do hành vi đốt pháo gây ra.

 

                                                                                                                        Lê Nam- CCVVHXH

 

  

Nội dung cơ bản của Nghị định số 137/2020/NĐ-CP ngày 27/11/2020 của Chính phủ về quản lý, sử dụng pháo; và công tác phòng chống pháo dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024

Đăng lúc: 08/01/2024 15:57:12 (GMT+7)

Ngày 27/11/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 137/2020/NĐ-CP về quản lý, sử dụng pháo có hiệu lực thi hành từ ngày 11/01/2021, thay thế Nghị định 36/2009/NĐ-CP ngày 15/4/2009 của Chính Phủ về quản lý, sử dụng pháo, trong đó có một số nội dung đáng chú ý sau:

1. Quy định như thế nào là pháo?

Theo Điều 3 Nghị định 137 đã giải thích về pháo như sau:

Pháo: Là sản phẩm có chứa thuốc pháo, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra phản ứng hóa học nhành, mạnh, sinh khí, tạo ra hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, gây ra tiếng nổ hoặc không gây ra tiếng nổ. Pháo bao gồm: Pháo nổ, pháo hoa.

- Pháo nổ: Là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra tiếng nổ hoặc gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian; Pháo nổ gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian được gọi là pháo hoa nổ.

- Pháo hoa: Là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, không gây ra tiếng nổ.

2. Phân biệt giữa Pháo nổ (pháo nổ, pháo hoa nổ) và Pháo hoa

Theo quy định về pháo nêu trên có thể thấy Pháo hoa khác Pháo nổ (pháo nổ, pháo hoa nổ) ở điểm là khi sử dụng không gây tiếng nổ.

3. Người dân được sử dụng Pháo gì? Sử dụng trong trường hợp nào?

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 5 Nghị định 137:

Nghiêm cấm việc nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc chiếm đoạt pháo nổ; trừ trường hợp tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ nghiên cứu, sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu, cung cấp, vận chuyển, sử dụng pháo hoa nổ theo quy định tại Nghị định này.

Theo quy định tại Điều 17 Nghị định 137:

Cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo hoa trong các trường hợp sau: Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật.

Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi sử dụng pháo hoa chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.

Vậy, người dân không được sử dụng Pháo nổ (pháo nổ, pháo hoa nổ) và chỉ được sử dụng Pháo hoa nhưng phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và chỉ sử dụng trong các trường hợp: Lễ, Tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật; chỉ được mua của các tổ chức, doanh nghiệp của Bộ quốc phòng được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa để sử dụng.

4. Về xử lý các hành vi vi phạm về pháo

4.1. Về xử lý hành chính

Pháp luật hiện hành và Nghị định số 137/2020/NĐ-CP ngày 27/11/2020 về quản lý, sử dụng pháo quy định rõ các hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý, sử dụng pháo, theo đó mọi hành vi sản xuất, mua bán, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng trái phép các loại pháo sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc xử lý hình sự tùy tính chất, mức độ của hành vi, cụ thể:

- Theo quy định tại  Điều 11 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, người nào vi phạm hành chính về pháo thì tùy hành vi, mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt từ 5.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.

4.2. Về xử lý hình sự

- Theo quy định tại Điều 191 Bộ Luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 người nào vi phạm về pháo đến mức phải xử lý hình sự thì tùy hành vi, mức độ vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 động hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 10 năm.

Ngoài ra nếu sử dụng pháo (pháo nổ, pháo hoa) tại nơi công cộng mà gây ảnh hưởng đến an ninh trật tự thì có thể bị xử lý hành sự về tội “Gây rối trật tự công cộng” theo Điều 318 bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, cụ thể:

- Tội sản xuất, buôn bán hàng cấm (Điều 190): Người nào sản xuất, buôn bán pháo nổ, pháo hoa nổ từ 6 kg trở lên sẽ bị phạt tiền từ 100 triệu đến 03 tỷ hoặc phạt tù từ 01 năm đến 15 năm.

- Tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm (Điều 191): Người nào tàng trữ, vận chuyển pháo nổ, pháo hoa nổ từ 6 kg trở lên sẽ bị phạt tiền từ 50 triệu đến 01 tỷ hoặc phạt tù từ  06 tháng đến 10 năm.

- Tội gây rối trật tự công cộng (Điều 318): Người đốt pháo nổ, pháo hoa nổ trái phép gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội có thể bị phát tiền từ 5 triệu đến 50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ, hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 07 năm.

- Ngoài ra, nếu buôn bán hoặc vận chuyển pháo trái phép quan biên giới sẽ chịu trách nhiệm về tội buôn lậu (Điều 188) hoặc tội vận chuyển trái phép hàng hóa quan biên giới (Điều 189).

Nếu đốt pháo nổ, pháo hoa nổ gây thiệt hại nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác thì người vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội danh khác tương xứng với hậu quả nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tài sản do hành vi đốt pháo gây ra.

 

                                                                                                                        Lê Nam- CCVVHXH