Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
256285

Kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh- Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2024)

Ngày 25/07/2024 09:10:12

Uống nước nhớ nguồn, Đền ơn đáp nghĩa là truyền thống đạo lý, tư tưởng nhân văn tốt đẹp của dân tộc ta. Truyền thống đạo lý ấy được đúc kết và kiểm chứng qua bề dày lịch sử dựng nước và giữ nước của cha ông, đặc biệt là cuộc kháng chiến chống pháp và chống Mỹ trường kì , vĩ đại của dân tộc. Trong khi cuộc kháng chiến chống pháp diễn ra quyết liệt, Đảng Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành sự quan tâm đối với các chiến sĩ, đồng bào đã hi sinh xương máu của mình vì độc lập tự do của tổ quốc, đồng thời đưa ra những chính sách quyết định về công tác thương binh liệt sĩ.


Tháng 6 năm 1947 đại biểu tổng bộ Việt Minh, Hội Phụ nữ cứu quốc, Cục chính trị quân đội quốc gia Việt Nam, Nha thông tin tuyên truyền và một số địa phương  đã họp tại Đại Từ - Thái Nguyên. Nội dung cuộc họp là thực hiện chỉ thị của Chủ tịch Hồ chí Minh chọn ngày kỷ niệm Thương binh- Liệt sĩ và bảo vệ công tác thương binh liệt sĩ. Hội nghị đã nhất trí lấy ngày 27/7/1947 là ngày thương binh toàn quốc. Từ năm 1955 ngày thương binh toàn quốc được đổi thành ngày thương binh liệt sĩ để ghi nhận những hi sinh lớn lao của đồng bào, chiến sĩ cả nước cho thắng lợi vẻ vang của toàn dân tộc.

Trong 77 năm qua (1947 - 2024) Ngày Thương binh- Liệt sĩ (27/7) đã đi vào lịch sử của đất nước ta là ngày lễ lớn, hội tụ đầy đủ ý nghĩa chính trị, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “ Đền ơn đáp nghĩa”  của dân tộc ta đối với những người đã cống hiến, hi sinh vì độc lập tự do của tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân.
Lúc sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn: “Ăn quả phải nhớ người trồng cây”. Trong cuộc tưng bừng vui vẻ, chúng ta phải nhớ đến những anh hùng, liệt sĩ của Đảng ta, của dân ta ... Máu đỏ của các liệt sĩ đã làm cho lá cờ của cách mạng thêm đỏ chói. Sự hi sinh dũng cảm của các liệt sĩ đã chuẩn bị cho đất nước ta nở hoa độc lập, kết trái tự do. Nhân dân ta đời đời ghi nhớ công ơn các liệt sĩ để vượt tất cả khó khăn, gian khổ, hoàn thành sự ngiệp cách mạng mà các liệt sĩ chuyển lại cho chúng ta”. Khắc ghi lời dạy của Người, với tấm lòng “hiếu nghĩa bác ái”, Đảng và Nhà nước ta luôn chú trọng việc giáo dục ý thức trách nhiệm, lòng biết ơn sâu sắc của mọi tầng lớp nhân dân đối với các thương binh, bệnh binh, các gia đình liệt sĩ và những người có công với cách mạng. Việc chăm sóc thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ và những người có công với cách mạng vừa là trách nhiệm thiêng liêng, cũng là niềm vinh dự của toàn Đảng, toàn dân. Công tác chăm sóc thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ và những người có công với cách mạng được Đảng, Nhà nước quan tâm bằng những việc làm thiết thực, ý nghĩa như: Dâng hoa tại nghĩa trang liệt sĩ, thăm hỏi, động viên và tặng quà cho thương binh,bệnh binh ,thân nhân người có công với cách mạng, đóng góp vào quỹ đền ơn đáp nghĩa, tìm kiếm và quy tập hài cốt liệt sĩ, chăm lo sâu sắc và động viên tinh thần đối với hậu phương quân đội... Những việc làm đầy tình nghĩa đó đã góp phần khơi dậy và bồi đắp truyền thống đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa” của dân tộc ta.
 Lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc ta là lịch sử chiến đấu hào hùng và vô cùng oanh liệt. Ngay sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, lớp lớp thanh niên cả nước  đã hăng hái lên đường tòng quân giết giặc, có người đã anh dũng hi sinh ngay ngày đầu toàn quốc kháng chiến với tinh thần “ Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”.
 Xã Đồng Lợi - mảnh đất nghèo khó nhưng giàu truyền thống đấu tranh cách mạng.  Noi gương các thế hệ thanh niên trong cả nước, biết bao thanh niên của quê hương Đồng Lợi đã lên đường tham gia Thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến với tinh thần:
                                                       “Xẻ dọc trường sơn đi cứu nước

Mà lòng phơi phới dậy tương lai”

                         Có gia đình “Hai thế hệ truyền tay nhau lệch bước

                Tha thiết một giọng hò lớp người trước gọi người sau”

Họ đã dũng cảm chiến đấu trên khắp mọi chiến trường, lập nên nhiều kỳ tích và chiến công vang dội góp phần tô thắm và làm rạng rỡ thêm truyền thống cách mạng của quê hương, đất nước.
 Ở hậu phương, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ và chính quyền nhân dân xã nhà đã nỗ lực phấn đấu vươn lên vừa chống giặc ném bom phá hoại miền Bắc, vừa hăng say lao động sản xuất với tinh thần “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mĩ xâm lược” và “Thóc không thiếu một cân, Quân không thiếu một người” để chi viện cho chiến trường Miền Nam chiến đấu và đánh thắng giặc Mỹ và tay sai, giải phóng Miền Nam, thống nhất nước nhà
Tổng kết qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ cùng cuộc đấu tranh bảo vệ biên giới, hải đảo vì độc lập tự do của dân tộc và làm nghĩa vụ quốc tế cao cả quê hương Đồng Lợi có 25 đồng chí thương  bệnh binh, 01 người bị chất độc hóa học và đặc biết có 67 liệt sĩ đã cống hiến tuổi thanh xuân, hi sinh xương máu của mình cho nền độc lập dân tộc của nước nhà. Tự hào về trang sử vẻ vang của quê hương và biết ơn sâu sắc đối với sự hi sinh lớn lao của các thế hệ cha anh đi trước; những năm qua Đảng bộ, chính quyền xã Đồng Lợi luôn xác định công tác chăm sóc, chính sách đãi ngộ với thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ và người có công với cách mạng và thân nhân vừa là tình cảm thiêng liêng, vừa là nhiệm vụ quan trọng và thường xuyên đối với Đảng bộ, chính quyền, các tổ chức đoàn thể cùng nhân dân trong toàn xã.  Tiếp nối truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” và “Đền ơn đáp nghĩa” của dân tộc và quê hương; Nhân kỷ niệm 77 Ngày Thương binh- liệt sĩ 27/7), được sự thống nhất chỉ đạo của Thường vụ Đảng ủy, TTHĐND, UBND, UB MTTQ, các tổ chức đoàn thể và nhân dân trong xã lại tổ chức Lễ dâng hương, thắp những nén tâm nhang và dâng những vòng hoa tươi thắm tại đài tưởng niệm anh hùng liệt sĩ của xã  nhà nhằm tưởng niệm, thể hiện sự tri ân và biết ơn sâu sắc đối với công lao của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại cùng các anh hùng liệt sĩ đã hi sinh cho nền độc lập, tự do và thống nhất nước nhà. Đồng thời, phối hợp với các tổ chức đoàn thể khác, UBND xã đã tiến hành thăm hỏi, động viên và trao tặng 86 suất quà cho người có công với cách mạng và thân nhân liệt sĩ (Trong đó có trao quà của Chủ tịch nước  trị giá 300.000 đồng /suất, quà của Tỉnh ủy-HĐND-UBND-UBMTTQ tỉnh trị giá 300.000 đồng /suất và quà của Đảng ủy-HĐND-UBND-UBMTTQ xã  trị giá 300.000 đồng /suất; nhân dịp này Huyện ủy-HĐND-UBND-UBMTTQ huyện cũng trao 03 suất quà cho đối tượng người có công với cách mạng  trên địa bàn xã nhằm động viên các thương binh, bệnh binh, người có công với cách mạng và thân nhân phát huy truyền thống quý báu của bộ đội cụ Hồ cũng như truyền thống cách mạn, nghị lực vươn lên trong cuộc sống, xây dựng kinh tế gia đình và góp phần dựng xây quê hương ngày càng giàu đẹp... Những việc làm và món quà đó tuy nhỏ nhưng chứa đựng nghĩa cử cao đẹp, sự quan tâm sâu sắc, là biểu hiện đậm nét  truyền thống đạo lý “Đền ơn đáp nghĩa” của địa phương đối với những người có công với cách mạng.
Chiến tranh đã lùi xa vào dĩ vãng, độc lập tự do, thống nhất đã lập lại trên đất nước Việt Nam thân yêu. Đất nước ta ngày càng phát triển và hội nhập với các quốc gia trên thế giới. Song để có cuộc sống hòa bình, ấm no, tự do và hạnh phúc như ngày hôm nay, hàng triệu chiến sĩ, đồng bào đã xả thân hi sinh xương máu cho tổ quốc, cho nhân dân. Trách nhiệm của thế hệ hậu sinh chúng ta cần phải khắc ghi công lao trời biển của Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng như những anh hùng liệt sĩ, thương binh đã hi sinh tuổi thanh xuân và xương máu cho lý tưởng giải phóng dân tộc, giành độc lập cho tổ quốc, tự do cho đồng bào. Tự hào về trang sử vẻ vang ấy của thế hệ cha anh đi trước, toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta cần phải tiếp tục sự nghiệp xây dựng, bảo vệ quê hương, đất nước ngày càng vững chắc và giàu đẹp.

 

                                                                                                       Lê Nam-CCVHXH

 

  

Kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh- Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2024)

Đăng lúc: 25/07/2024 09:10:12 (GMT+7)

Uống nước nhớ nguồn, Đền ơn đáp nghĩa là truyền thống đạo lý, tư tưởng nhân văn tốt đẹp của dân tộc ta. Truyền thống đạo lý ấy được đúc kết và kiểm chứng qua bề dày lịch sử dựng nước và giữ nước của cha ông, đặc biệt là cuộc kháng chiến chống pháp và chống Mỹ trường kì , vĩ đại của dân tộc. Trong khi cuộc kháng chiến chống pháp diễn ra quyết liệt, Đảng Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành sự quan tâm đối với các chiến sĩ, đồng bào đã hi sinh xương máu của mình vì độc lập tự do của tổ quốc, đồng thời đưa ra những chính sách quyết định về công tác thương binh liệt sĩ.


Tháng 6 năm 1947 đại biểu tổng bộ Việt Minh, Hội Phụ nữ cứu quốc, Cục chính trị quân đội quốc gia Việt Nam, Nha thông tin tuyên truyền và một số địa phương  đã họp tại Đại Từ - Thái Nguyên. Nội dung cuộc họp là thực hiện chỉ thị của Chủ tịch Hồ chí Minh chọn ngày kỷ niệm Thương binh- Liệt sĩ và bảo vệ công tác thương binh liệt sĩ. Hội nghị đã nhất trí lấy ngày 27/7/1947 là ngày thương binh toàn quốc. Từ năm 1955 ngày thương binh toàn quốc được đổi thành ngày thương binh liệt sĩ để ghi nhận những hi sinh lớn lao của đồng bào, chiến sĩ cả nước cho thắng lợi vẻ vang của toàn dân tộc.

Trong 77 năm qua (1947 - 2024) Ngày Thương binh- Liệt sĩ (27/7) đã đi vào lịch sử của đất nước ta là ngày lễ lớn, hội tụ đầy đủ ý nghĩa chính trị, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “ Đền ơn đáp nghĩa”  của dân tộc ta đối với những người đã cống hiến, hi sinh vì độc lập tự do của tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân.
Lúc sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn: “Ăn quả phải nhớ người trồng cây”. Trong cuộc tưng bừng vui vẻ, chúng ta phải nhớ đến những anh hùng, liệt sĩ của Đảng ta, của dân ta ... Máu đỏ của các liệt sĩ đã làm cho lá cờ của cách mạng thêm đỏ chói. Sự hi sinh dũng cảm của các liệt sĩ đã chuẩn bị cho đất nước ta nở hoa độc lập, kết trái tự do. Nhân dân ta đời đời ghi nhớ công ơn các liệt sĩ để vượt tất cả khó khăn, gian khổ, hoàn thành sự ngiệp cách mạng mà các liệt sĩ chuyển lại cho chúng ta”. Khắc ghi lời dạy của Người, với tấm lòng “hiếu nghĩa bác ái”, Đảng và Nhà nước ta luôn chú trọng việc giáo dục ý thức trách nhiệm, lòng biết ơn sâu sắc của mọi tầng lớp nhân dân đối với các thương binh, bệnh binh, các gia đình liệt sĩ và những người có công với cách mạng. Việc chăm sóc thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ và những người có công với cách mạng vừa là trách nhiệm thiêng liêng, cũng là niềm vinh dự của toàn Đảng, toàn dân. Công tác chăm sóc thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ và những người có công với cách mạng được Đảng, Nhà nước quan tâm bằng những việc làm thiết thực, ý nghĩa như: Dâng hoa tại nghĩa trang liệt sĩ, thăm hỏi, động viên và tặng quà cho thương binh,bệnh binh ,thân nhân người có công với cách mạng, đóng góp vào quỹ đền ơn đáp nghĩa, tìm kiếm và quy tập hài cốt liệt sĩ, chăm lo sâu sắc và động viên tinh thần đối với hậu phương quân đội... Những việc làm đầy tình nghĩa đó đã góp phần khơi dậy và bồi đắp truyền thống đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa” của dân tộc ta.
 Lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc ta là lịch sử chiến đấu hào hùng và vô cùng oanh liệt. Ngay sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, lớp lớp thanh niên cả nước  đã hăng hái lên đường tòng quân giết giặc, có người đã anh dũng hi sinh ngay ngày đầu toàn quốc kháng chiến với tinh thần “ Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”.
 Xã Đồng Lợi - mảnh đất nghèo khó nhưng giàu truyền thống đấu tranh cách mạng.  Noi gương các thế hệ thanh niên trong cả nước, biết bao thanh niên của quê hương Đồng Lợi đã lên đường tham gia Thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến với tinh thần:
                                                       “Xẻ dọc trường sơn đi cứu nước

Mà lòng phơi phới dậy tương lai”

                         Có gia đình “Hai thế hệ truyền tay nhau lệch bước

                Tha thiết một giọng hò lớp người trước gọi người sau”

Họ đã dũng cảm chiến đấu trên khắp mọi chiến trường, lập nên nhiều kỳ tích và chiến công vang dội góp phần tô thắm và làm rạng rỡ thêm truyền thống cách mạng của quê hương, đất nước.
 Ở hậu phương, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ và chính quyền nhân dân xã nhà đã nỗ lực phấn đấu vươn lên vừa chống giặc ném bom phá hoại miền Bắc, vừa hăng say lao động sản xuất với tinh thần “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mĩ xâm lược” và “Thóc không thiếu một cân, Quân không thiếu một người” để chi viện cho chiến trường Miền Nam chiến đấu và đánh thắng giặc Mỹ và tay sai, giải phóng Miền Nam, thống nhất nước nhà
Tổng kết qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ cùng cuộc đấu tranh bảo vệ biên giới, hải đảo vì độc lập tự do của dân tộc và làm nghĩa vụ quốc tế cao cả quê hương Đồng Lợi có 25 đồng chí thương  bệnh binh, 01 người bị chất độc hóa học và đặc biết có 67 liệt sĩ đã cống hiến tuổi thanh xuân, hi sinh xương máu của mình cho nền độc lập dân tộc của nước nhà. Tự hào về trang sử vẻ vang của quê hương và biết ơn sâu sắc đối với sự hi sinh lớn lao của các thế hệ cha anh đi trước; những năm qua Đảng bộ, chính quyền xã Đồng Lợi luôn xác định công tác chăm sóc, chính sách đãi ngộ với thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ và người có công với cách mạng và thân nhân vừa là tình cảm thiêng liêng, vừa là nhiệm vụ quan trọng và thường xuyên đối với Đảng bộ, chính quyền, các tổ chức đoàn thể cùng nhân dân trong toàn xã.  Tiếp nối truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” và “Đền ơn đáp nghĩa” của dân tộc và quê hương; Nhân kỷ niệm 77 Ngày Thương binh- liệt sĩ 27/7), được sự thống nhất chỉ đạo của Thường vụ Đảng ủy, TTHĐND, UBND, UB MTTQ, các tổ chức đoàn thể và nhân dân trong xã lại tổ chức Lễ dâng hương, thắp những nén tâm nhang và dâng những vòng hoa tươi thắm tại đài tưởng niệm anh hùng liệt sĩ của xã  nhà nhằm tưởng niệm, thể hiện sự tri ân và biết ơn sâu sắc đối với công lao của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại cùng các anh hùng liệt sĩ đã hi sinh cho nền độc lập, tự do và thống nhất nước nhà. Đồng thời, phối hợp với các tổ chức đoàn thể khác, UBND xã đã tiến hành thăm hỏi, động viên và trao tặng 86 suất quà cho người có công với cách mạng và thân nhân liệt sĩ (Trong đó có trao quà của Chủ tịch nước  trị giá 300.000 đồng /suất, quà của Tỉnh ủy-HĐND-UBND-UBMTTQ tỉnh trị giá 300.000 đồng /suất và quà của Đảng ủy-HĐND-UBND-UBMTTQ xã  trị giá 300.000 đồng /suất; nhân dịp này Huyện ủy-HĐND-UBND-UBMTTQ huyện cũng trao 03 suất quà cho đối tượng người có công với cách mạng  trên địa bàn xã nhằm động viên các thương binh, bệnh binh, người có công với cách mạng và thân nhân phát huy truyền thống quý báu của bộ đội cụ Hồ cũng như truyền thống cách mạn, nghị lực vươn lên trong cuộc sống, xây dựng kinh tế gia đình và góp phần dựng xây quê hương ngày càng giàu đẹp... Những việc làm và món quà đó tuy nhỏ nhưng chứa đựng nghĩa cử cao đẹp, sự quan tâm sâu sắc, là biểu hiện đậm nét  truyền thống đạo lý “Đền ơn đáp nghĩa” của địa phương đối với những người có công với cách mạng.
Chiến tranh đã lùi xa vào dĩ vãng, độc lập tự do, thống nhất đã lập lại trên đất nước Việt Nam thân yêu. Đất nước ta ngày càng phát triển và hội nhập với các quốc gia trên thế giới. Song để có cuộc sống hòa bình, ấm no, tự do và hạnh phúc như ngày hôm nay, hàng triệu chiến sĩ, đồng bào đã xả thân hi sinh xương máu cho tổ quốc, cho nhân dân. Trách nhiệm của thế hệ hậu sinh chúng ta cần phải khắc ghi công lao trời biển của Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng như những anh hùng liệt sĩ, thương binh đã hi sinh tuổi thanh xuân và xương máu cho lý tưởng giải phóng dân tộc, giành độc lập cho tổ quốc, tự do cho đồng bào. Tự hào về trang sử vẻ vang ấy của thế hệ cha anh đi trước, toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta cần phải tiếp tục sự nghiệp xây dựng, bảo vệ quê hương, đất nước ngày càng vững chắc và giàu đẹp.

 

                                                                                                       Lê Nam-CCVHXH