Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
256285

Bài tuyên truyền về Luật Căn cước

Ngày 02/07/2024 16:09:06

Luật Căn cước công dân năm 2014 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2016, sau hơn 08 năm triển khai thực hiện đã góp phần không nhỏ trong hoạt động quản lý nhà nước về dân cư theo hướng hiện đại, phù hợp với xu hướng phát triển của xã hội, đem lại hiệu quả và tiện ích cho Nhân dân cũng như cơ quan hành chính nhà nước. Đến nay trên toàn quốc đã cấp được hơn 80 triệu thẻ Căn cước công dân; Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đã kết nối với 13 Bộ, ngành và 63 địa phương, qua đó, đã bước đầu góp phần giảm nhiều thủ tục hành chính, thời gian đi lại và một số giấy tờ cá nhân của người dân.

 Luật Căn cước công dân năm 2014 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2016, sau hơn 08 năm triển khai thực hiện đã góp phần không nhỏ trong hoạt động quản lý nhà nước về dân cư theo hướng hiện đại, phù hợp với xu hướng phát triển của xã hội, đem lại hiệu quả và tiện ích cho Nhân dân cũng như cơ quan hành chính nhà nước. Đến nay trên toàn quốc đã cấp được hơn 80 triệu thẻ Căn cước công dân; Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đã kết nối với 13 Bộ, ngành và 63 địa phương, qua đó, đã bước đầu góp phần giảm nhiều thủ tục hành chính, thời gian đi lại và một số giấy tờ cá nhân của người dân.

Trước sự phát triển, đổi mới, sáng tạo tiến tới chuyển đổi số trong quản lý nhà nước, sản xuất, kinh doanh, giao dịch dân sự…thì những quy định của Luật Căn cước công dân hiện hành không đủ và không còn phù hợp để điều chỉnh các quan hệ xã hội có liên quan, cần thiết được sửa đổi để tiếp tục thể chế quan điểm của Đảng và khắc phục những hạn chế, bất cập như: thiếu các quy định về việc khai thác, sử dụng thông tin trên thẻ Căn cước công dân; thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu Căn cước công dân chưa đầy đủ; chưa có quy định về cấp số định danh cá nhân cho người gốc Việt Nam đang sinh sống ở Việt Nam nhưng chưa xác định được quốc tịch.

Do vậy, để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thi hành Luật Căn cước công dân năm 2014 và đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được Đảng, Chính phủ giao trong việc tạo hành lang pháp lý thuận lợi, thúc đẩy quá trình chuyển đổi số, xây dựng chính quyền số, Bộ Công an đã chủ trì soạn thảo, báo cáo Chính phủ trình Quốc Hội xem xét thông qua tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa 15, ngày 27/11/2023, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2024.

Luật Căn cước năm 2023 gồm 07 chương, 46 điều, quy định Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu Căn cước; thẻ Căn cước, Căn cước điện tử; giấy chứng nhận Căn cước; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan, được áp dụng đối với công dân Việt Nam, người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch đang sinh sống tại Việt Nam; cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Luật được ban hành đã đáp ứng được những mục tiêu đặt ra trong quá trình xây dựng và khi có hiệu lực thi hành là cơ sở pháp lý quan trọng để triển khai thực hiện và xây dựng Chính phủ điện tử, tạo bước đột phá về chuyển đổi số ở nước ta; đáp ứng yêu cầu trong giải quyết thủ tục hành chính và cung cấp dịch vụ công trực tuyến, phục vụ xây dựng công dân số, hoàn thiện hệ sinh thái số phục vụ kết nối, khai thác, bổ sung làm giàu dữ liệu dân cư và công tác chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo các cấp. Điều này cũng phù hợp với tiến trình hội nhập, mở rộng giao lưu và hợp tác quốc tế; phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội; đồng thời cũng sẽ khắc phục được những tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc, bất cập hiện nay và tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện quyền, nghĩa vụ của người dân trong đi lại, giao dịch, đáp ứng yêu cầu công tác quản lý hành chính về trật tự xã hội, yêu cầu quản lý dân cư, góp phần quan trọng trong phòng ngừa, đấu tranh, phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật.

Để giúp cán bộ, đảng viên, các tổ chức doanh nghiệp và Nhân dân có cái nhìn trực quan, hiểu được giá trị, tầm quan trọng của Luật Căn cước năm 2023, giá trị của thẻ Căn cước gắn chip, Căn cước điện tử, việc tích hợp thông tin vào thẻ Căn cước để sử dụng trong các giao dịch dân sự, giải quyết thủ tục hành chính và nhất là giải đáp các băn khoăn vừa nêu ở trên, Công an tỉnh đã tham mưu UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Luật Căn cước; văn bản chỉ đạo tuyên truyền và tham gia cuộc thi tìm hiểu pháp luật về Căn cước, định danh và xác thực điện tử của Việt Nam trên địa bàn tỉnh. Công an tỉnh đã và đang chỉ đạo các đơn vị Công an trong tỉnh đồng loạt triển khai thực hiện các nhiệm vụ, chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện để đưa Luật vào cuộc sống. Trong đó tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về Căn cước, tập trung vào các điểm mới của Luật Căn cước; thực hiện rà soát làm sạch dữ liệu dân cư, phân loại các trường hợp để cấp thẻ Căn cước, Giấy chứng nhận Căn cước. Đồng thời đẩy mạnh công tác tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm nhiệm vụ tiếp công dân, thực hiện công tác cấp Căn cước; chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện, trang thiết bị kĩ thuật. Qua đó đáp ứng được mục tiêu, yêu cầu công tác, triển khai có hiệu quả Luật Căn cước trên địa bàn tỉnh, đảm bảo phục vụ Nhân dân một cách tốt nhất; góp phần hỗ trợ đắc lực cho công tác quản lý Nhà nước, quản lý dân cư, phòng chống tội phạm và phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.

Để tiếp tục triển khai hiệu quả Luật Căn cước trên địa bàn tỉnh, Công an tỉnh rất mong nhận được sự quan tâm phối hợp của các đơn vị, các cấp, các ngành, tổ chức chính trị xã hội từ tỉnh đến xã đồng thời cũng đề nghị các cơ quan, đơn vị phối hợp thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm sau:

Một là: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về Căn cước; chủ động nắm bắt, theo dõi tình hình dư luận trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân, từ đó có phương pháp định hướng tuyên truyền phù hợp về những vấn đề dư luận xã hội còn quan tâm góp phần thống nhất trong nhận thức, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của các cấp, các ngành khi triển khai vào đời sống xã hội.

Hai là: Phối hợp tổ chức rà soát các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến Luật Căn cước; đề xuất, kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật bảo đảm phù hợp với quy định của Luật Căn cước và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành có liên quan.

Ba là, Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện kết nối, chia sẻ thông tin giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước với cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành, cơ sở dữ liệu khác theo quy định của Luật Căn cước và các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành có liên quan; bảo đảm an ninh, an toàn thông tin và bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Bốn là, Lực lượng Công an tiếp tục bảo đảm điều kiện về phương tiện, giải pháp kỹ thuật để tổ chức triển khai việc thu nhận sinh trắc học về mống mắt, ADN, giọng nói; tích hợp, khai thác, chia sẻ thông tin trong thẻ Căn cước và Căn cước điện tử; mở rộng việc kết nối, chia sẻ thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu Căn cước theo quy định của Luật

Năm là, Tổ chức kiểm tra, hướng dẫn việc thi hành Luật Căn cước và văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật, kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện.

Với sự phối hợp đồng bộ của các cơ quan, đơn vị, địa phương, sự đồng lòng của người dân, sự vào cuộc chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo Công an các cấp, sự nỗ lực, phấn đấu của Cán bộ chiến sỹ Công an ……., công tác triển khai thi hành Luật Căn cước năm 2023 sẽ đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần xây dựng Chính phủ điện tử, kinh tế số, xã hội số.

                                                                  Lê Nam-CCVHXH  


 

 

 

Bài tuyên truyền về Luật Căn cước

Đăng lúc: 02/07/2024 16:09:06 (GMT+7)

Luật Căn cước công dân năm 2014 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2016, sau hơn 08 năm triển khai thực hiện đã góp phần không nhỏ trong hoạt động quản lý nhà nước về dân cư theo hướng hiện đại, phù hợp với xu hướng phát triển của xã hội, đem lại hiệu quả và tiện ích cho Nhân dân cũng như cơ quan hành chính nhà nước. Đến nay trên toàn quốc đã cấp được hơn 80 triệu thẻ Căn cước công dân; Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đã kết nối với 13 Bộ, ngành và 63 địa phương, qua đó, đã bước đầu góp phần giảm nhiều thủ tục hành chính, thời gian đi lại và một số giấy tờ cá nhân của người dân.

 Luật Căn cước công dân năm 2014 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2016, sau hơn 08 năm triển khai thực hiện đã góp phần không nhỏ trong hoạt động quản lý nhà nước về dân cư theo hướng hiện đại, phù hợp với xu hướng phát triển của xã hội, đem lại hiệu quả và tiện ích cho Nhân dân cũng như cơ quan hành chính nhà nước. Đến nay trên toàn quốc đã cấp được hơn 80 triệu thẻ Căn cước công dân; Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đã kết nối với 13 Bộ, ngành và 63 địa phương, qua đó, đã bước đầu góp phần giảm nhiều thủ tục hành chính, thời gian đi lại và một số giấy tờ cá nhân của người dân.

Trước sự phát triển, đổi mới, sáng tạo tiến tới chuyển đổi số trong quản lý nhà nước, sản xuất, kinh doanh, giao dịch dân sự…thì những quy định của Luật Căn cước công dân hiện hành không đủ và không còn phù hợp để điều chỉnh các quan hệ xã hội có liên quan, cần thiết được sửa đổi để tiếp tục thể chế quan điểm của Đảng và khắc phục những hạn chế, bất cập như: thiếu các quy định về việc khai thác, sử dụng thông tin trên thẻ Căn cước công dân; thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu Căn cước công dân chưa đầy đủ; chưa có quy định về cấp số định danh cá nhân cho người gốc Việt Nam đang sinh sống ở Việt Nam nhưng chưa xác định được quốc tịch.

Do vậy, để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thi hành Luật Căn cước công dân năm 2014 và đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được Đảng, Chính phủ giao trong việc tạo hành lang pháp lý thuận lợi, thúc đẩy quá trình chuyển đổi số, xây dựng chính quyền số, Bộ Công an đã chủ trì soạn thảo, báo cáo Chính phủ trình Quốc Hội xem xét thông qua tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa 15, ngày 27/11/2023, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2024.

Luật Căn cước năm 2023 gồm 07 chương, 46 điều, quy định Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu Căn cước; thẻ Căn cước, Căn cước điện tử; giấy chứng nhận Căn cước; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan, được áp dụng đối với công dân Việt Nam, người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch đang sinh sống tại Việt Nam; cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Luật được ban hành đã đáp ứng được những mục tiêu đặt ra trong quá trình xây dựng và khi có hiệu lực thi hành là cơ sở pháp lý quan trọng để triển khai thực hiện và xây dựng Chính phủ điện tử, tạo bước đột phá về chuyển đổi số ở nước ta; đáp ứng yêu cầu trong giải quyết thủ tục hành chính và cung cấp dịch vụ công trực tuyến, phục vụ xây dựng công dân số, hoàn thiện hệ sinh thái số phục vụ kết nối, khai thác, bổ sung làm giàu dữ liệu dân cư và công tác chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo các cấp. Điều này cũng phù hợp với tiến trình hội nhập, mở rộng giao lưu và hợp tác quốc tế; phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội; đồng thời cũng sẽ khắc phục được những tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc, bất cập hiện nay và tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện quyền, nghĩa vụ của người dân trong đi lại, giao dịch, đáp ứng yêu cầu công tác quản lý hành chính về trật tự xã hội, yêu cầu quản lý dân cư, góp phần quan trọng trong phòng ngừa, đấu tranh, phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật.

Để giúp cán bộ, đảng viên, các tổ chức doanh nghiệp và Nhân dân có cái nhìn trực quan, hiểu được giá trị, tầm quan trọng của Luật Căn cước năm 2023, giá trị của thẻ Căn cước gắn chip, Căn cước điện tử, việc tích hợp thông tin vào thẻ Căn cước để sử dụng trong các giao dịch dân sự, giải quyết thủ tục hành chính và nhất là giải đáp các băn khoăn vừa nêu ở trên, Công an tỉnh đã tham mưu UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Luật Căn cước; văn bản chỉ đạo tuyên truyền và tham gia cuộc thi tìm hiểu pháp luật về Căn cước, định danh và xác thực điện tử của Việt Nam trên địa bàn tỉnh. Công an tỉnh đã và đang chỉ đạo các đơn vị Công an trong tỉnh đồng loạt triển khai thực hiện các nhiệm vụ, chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện để đưa Luật vào cuộc sống. Trong đó tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về Căn cước, tập trung vào các điểm mới của Luật Căn cước; thực hiện rà soát làm sạch dữ liệu dân cư, phân loại các trường hợp để cấp thẻ Căn cước, Giấy chứng nhận Căn cước. Đồng thời đẩy mạnh công tác tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm nhiệm vụ tiếp công dân, thực hiện công tác cấp Căn cước; chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện, trang thiết bị kĩ thuật. Qua đó đáp ứng được mục tiêu, yêu cầu công tác, triển khai có hiệu quả Luật Căn cước trên địa bàn tỉnh, đảm bảo phục vụ Nhân dân một cách tốt nhất; góp phần hỗ trợ đắc lực cho công tác quản lý Nhà nước, quản lý dân cư, phòng chống tội phạm và phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.

Để tiếp tục triển khai hiệu quả Luật Căn cước trên địa bàn tỉnh, Công an tỉnh rất mong nhận được sự quan tâm phối hợp của các đơn vị, các cấp, các ngành, tổ chức chính trị xã hội từ tỉnh đến xã đồng thời cũng đề nghị các cơ quan, đơn vị phối hợp thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm sau:

Một là: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về Căn cước; chủ động nắm bắt, theo dõi tình hình dư luận trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân, từ đó có phương pháp định hướng tuyên truyền phù hợp về những vấn đề dư luận xã hội còn quan tâm góp phần thống nhất trong nhận thức, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của các cấp, các ngành khi triển khai vào đời sống xã hội.

Hai là: Phối hợp tổ chức rà soát các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến Luật Căn cước; đề xuất, kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật bảo đảm phù hợp với quy định của Luật Căn cước và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành có liên quan.

Ba là, Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện kết nối, chia sẻ thông tin giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước với cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành, cơ sở dữ liệu khác theo quy định của Luật Căn cước và các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành có liên quan; bảo đảm an ninh, an toàn thông tin và bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Bốn là, Lực lượng Công an tiếp tục bảo đảm điều kiện về phương tiện, giải pháp kỹ thuật để tổ chức triển khai việc thu nhận sinh trắc học về mống mắt, ADN, giọng nói; tích hợp, khai thác, chia sẻ thông tin trong thẻ Căn cước và Căn cước điện tử; mở rộng việc kết nối, chia sẻ thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu Căn cước theo quy định của Luật

Năm là, Tổ chức kiểm tra, hướng dẫn việc thi hành Luật Căn cước và văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật, kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện.

Với sự phối hợp đồng bộ của các cơ quan, đơn vị, địa phương, sự đồng lòng của người dân, sự vào cuộc chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo Công an các cấp, sự nỗ lực, phấn đấu của Cán bộ chiến sỹ Công an ……., công tác triển khai thi hành Luật Căn cước năm 2023 sẽ đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần xây dựng Chính phủ điện tử, kinh tế số, xã hội số.

                                                                  Lê Nam-CCVHXH