Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
256285

Kỷ niệm 76 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/20210) và 31 năm Ngày Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2020).

Ngày 21/12/2020 10:41:12

Lịch sử hàng ngàn năm dựng nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, dân tộc Việt Nam đã viết nên những trang sử hào hùng, bất diệt. Để làm nên những chiến công oanh liệt đó, phải kể đến sức mạnh truyền thồng tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Truyền thống ấy đã kết tinh bao vẻ đẹp của một nền văn hóa dân tộc từ bao đời hun đúc nên, đặc biệt phải nói đến truyền thống yêu nước, đó là một trong những truyền thống vô cùng quý giá, truyền thống ấy đã tạo nên bao thế hệ người Việt có một lòng yêu nước nồng nàn, bất khuất nhưng cũng rất khoan dung, nhân hậu. Dân tộc ấy đã sinh ra một quân đội anh hùng vì nước quên thân, vì dân phục vụ. Đội quân ấy được gọi với cái tên thân thương là bộ đội cụ Hồ, được thế giới biết đến với tên gọi Quân đội Nhân dân Việt Nam

Lịch sử hàng ngàn năm dựng nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, dân tộc Việt Nam đã viết nên những trang sử hào hùng, bất diệt. Để làm nên những chiến công oanh liệt đó, phải kể đến sức mạnh truyền thồng tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Truyền thống ấy đã kết tinh bao vẻ đẹp của một nền văn hóa dân tộc từ bao đời hun đúc nên, đặc biệt phải nói đến truyền thống yêu nước, đó là một trong những truyền thống vô cùng quý giá, truyền thống ấy đã tạo nên bao thế hệ người Việt có một lòng yêu nước nồng nàn, bất khuất nhưng cũng rất khoan dung, nhân hậu. Dân tộc ấy đã sinh ra một quân đội anh hùng “vì nước quên thân, vì dân phục vụ”. Đội quân ấy được gọi với cái tên thân thương là “bộ đội cụ Hồ”, được thế giới biết đến với tên gọi Quân đội Nhân dân Việt Nam. Dựa vào sức mạnh tổng hợp của quần chúng nhân dân, Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng đã vượt bao khó khăn, gian khổ giành chiến thắng trước kẻ thù xâm lược lớn hơn, mạnh hơn gấp nhiều lần để giải phóng, bảo vệ và xây dựng đất nước Việt Nam tươi đẹp như ngày hôm nay. Cuộc đấu tranh của dân tộc ta từ ngàn đời nay đầy đau thương và mất mát nhưng rất đỗi hào hùng. Để dành được độc lập, tự do như hôm nay, thì đã có rất nhiều anh hùng, liệt sỹ đã anh dũng hi sinh để tô thắm thêm trang sử hào hùng, vẻ vang của dân tộc. Hòa cùng không khí toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đang ra sức thi đua chào mừng 76 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2020) và 31 năm Ngày Quốc phòng toàn dân (22/12/1989- 22/12/2020), Chúng tôi xin gửi tới quý vị và các bạn đôi nét về lịch sử ra đời, chiến đấu, xây dựng và trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Trong những năm 1941 đến 1944 cuộc chiến tranh thế giới thứ hai diễn ra ác liệt. Ở Việt Nam cuộc đấu tranh chống thực dân pháp và phát xít Nhật diễn ra sôi nổi song cuộc chiến đấu của nhân dân ta vẫn chưa giành thắng lợi  quyết định do thiếu lực lượng cách mạng nòng cốt, tinh nhuệ. Trước yêu cầu khách quan của lịch sử dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vạch ra đường lối đúng đắn là cần có lực lượng cách mạng bao gồm lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang.
 Sau khi phân tích tình hình, Người đã ra Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân. Chỉ thị nhấn mạnh: "Tên Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân nghĩa là chính trị quan trọng hơn quân sự. Nó là đội tuyên truyền..., đồng thời nó là khởi điểm của giải phóng quân, nó có thể đi suốt từ Nam chí Bắc..."
 Chấp hành chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 22/12/ 1944, tại khu rừng thuộc huyện Nguyên Bình (Cao Bằng), Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân đã chính thức làm lễ thành lập, gồm 3 tiểu đội với 34 chiến sĩ được lựa chọn từ những chiến sĩ Cao - Bắc - Lạng, do đồng chí Võ Nguyên Giáp trực tiếp chỉ huy. Đây là đơn vị chủ lực đầu tiên của lực lượng vũ trang cách mạng và là tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam.
         lich-su-y-nghia-cua-ngay-thanh-lap-quan-doi-nhan-viet-nam-ngay-hoi-quoc-phong-toan-dan-22121545194151.jpg
Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân - tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam được thành lập ngày 22/12/ 1944 tại khu rừng Trần Hưng Đạo, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng. 
          Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân do đồng chí Hoàng Sâm làm đội trưởng, đồng chí Xích Thắng (Dương Mạc Thạch) làm chính trị viên, đồng chí Hoàng Văn Thái  - phụ trách Kế hoạch -Tình báo, đồng chí Vân Tiên (Lộc Văn Lùng) quản lý. Đội có chi bộ Đảng lãnh đạo. Chỉ có 34 người, với 34 khẩu súng các loại nhưng đó là những chiến sĩ kiên quyết, dũng cảm trong các đội du kích Cao - Bắc - Lạng, Cứu quốc quân,... là con em các tầng lớp nhân dân bị áp bức, họ có lòng yêu nước, chí căm thù địch rất cao, đã siết chặt họ thành một khối vững chắc, không kẻ thù nào phá vỡ nổi. Sau lễ thành lập, đội tổ chức một bữa cơm nhạt không rau, không muối để nêu cao tinh thần gian khổ của các chiến sĩ cách mạng, đội tổ chức “đêm du kích” liên hoan với đồng bào địa phương để thắt chặt tình đoàn kết quân dân.
Chấp hành chỉ thị “Phải đánh thắng trận đầu”, ngay sau ngày thành lập, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân đã mưu trí, táo bạo, bất ngờ đột nhập vào đồn Phai Khắt (17 giờ chiều 25/12/1944) và sáng hôm sau (7 giờ ngày 26/12/1944) đột nhập đồn Nà Ngần, tiêu diệt gọn 2 đồn địch, giết chết 2 tên đồn trưởng, bắt sống toàn bộ binh lính, thu toàn bộ vũ khí, quân trang, quân dụng.
                                đại tướng võ nguyên giáp.jpg
Chân dung Nguyên Đại tướng Võ Nguyên giáp- Nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng- Nguyên Tổng Tư lệnh đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam
          Hai trận đánh đồn Phay Khắt, Nà Ngần thắng lợi đã mở đầu truyền thống đánh tiêu diệt, đánh chắc thắng, đánh thắng trận đầu của quân đội ta suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cho đến ngày thắng lợi hoàn toàn.
Từ ngày thành lập, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân luôn phát triển và trưởng thành. Ngày 22/12/1944 được xác định là ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, đánh dấu sự ra đời của một tổ chức quân sự mới của dân tộc ta. Một quân đội của dân, do dân, vì dân; luôn gắn bó máu thịt với dân, luôn luôn được dân tin yêu, đùm bọc.
             Ngày 22/12 không chỉ là ngày hội truyền thống  thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam mà đã trở thành Ngày hội Quốc phòng toàn dân - Một ngày kỷ niệm đầy ý nghĩa đối với toàn thể nhân dân Việt Nam.Tên gọi “Quân đội nhân dân” là do Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt với ý nghĩa “từ nhân dân mà ra, vì nhân dân phục vụ”.
Từ khi thành lập cho đến nay, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng  quân đã nhiêu lần đổi tên, đội đã cùng nhân dân đoàn  kết chiến đấu giành thắng lợi trong các trận đánh quan trọng.

Tháng 4 năm 1945 tại Hội nghị Quân sự  Bắc Kỳ, Trung ương Đảng đã quyết định thống nhất các lực lượng vũ trang  thành Việt Nam  giải phóng quân. Ngày 15 tháng 5 năm 1945 đồng chí Võ Nguyên Giáp trở thành Tổng Tư lệnh các lực lượng vũ trang mang tên Việt Nam giải phóng quân.

          Cuối tháng 8/ 1945, dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng mà trực tiếp là Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp, Đội Việt Nam Giải phóng quân kết hợp với nhân dân ta đã làm nên thắng lợi vẻ vang của cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám, tạo tiền đề cho sự ra đời của Nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa - Nhà nước công - nông đầu tiên ở Đông Nam Á.

          Sau cách mạng tháng Tám thành công, Việt Nam giải phóng quân đổi tên thành Vệ quốc đoàn. Năm 1946 Vệ quốc đoàn đổi thành Quân đội quốc gia Việt Nam. Năm 1950  đổi thành Quân đội nhân dân Việt Nam với ý nghĩa “Từ nhân dân mà ra, vì nhân dân phục vụ”.

Với đường lối quân sự đúng đắn “ Đánh chắc, tiến chắc” của đại tướng Võ Nguyên Giáp, quân đội và nhân dân Việt Nam đã làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954) vĩ đại, “ Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, đánh bại Thực dân Pháp, có sự can thiệp của đé quốc Mỹ , buộc chúng phải ký hiệp định Giơ NeVơ ngày 21tháng 7 năm 1954 chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương. Trên cơ sở đó, Miền Bắc hoàn toàn được giải phóng, bắt tay xây dựng CNXH và làm trọn nghĩa vụ là hậu phương lớn chi viện cho tiền tuyến  Miền Nam đấu tranh chống Mỹ và tay sai, giải phóng Miền Nam, thống nhất nước nhà.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ trường kỳ, gian khổ và vĩ đại, với tinh thần “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người” và ý chí “Quyết chiến, quyết thắng”, Quân đội nhân dân Việt Nam đã kề vai sát cánh cùng nhân dân chiến đấu kiên cường, làm phá sản và thất bại các chiến lược chiến tranh quân sự của đế quốc Mỹ và tay sai, làm nên chiến thắng vĩ đại của dân tộc, gây được sự cảm phục của nhân dân thế giới. Đó là đại thắng mùa xuân năm 1975 mà đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử ngày 30/4/1975 giải phóng hoàn toàn Miền Nam, thống  nhất nước nhà.

Sau đại thắng mùa xuân năm 1975, Quân đội ta đã đoàn kết với nhân dân cả nước tiến hành thắng lợi cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam Tổ quốc để giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Đồng thời quân đội ta còn làm trọn nghĩa vụ quốc tế, phối hợp với nước bạn CămPuChia  đập tan tập đoàn phản động Pôn Pốt, đưa nhân dân CămPuChia thoát khỏi chế độ diệt chủng do PônPốt cầm đầu

Trải qua 76 năm chiến đấu, xây dựng và trưởng thành được Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh rèn luyện, cùng cuộc chiến tranh nhân dân vĩ đại; từ một lực lượng nhỏ bé, vũ khí trang bị thô sơ đã vươn lên thành  đội quân hùng hậu, chính quy và hiện đại. Quân đội ta đã gắn bó bền bỉ với nhân dân, trung thành với lý tưởng của Đảng và sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Trải qua các chặng đường lịch sử đầy tự hào, Quân đội nhân dân Việt Nam luôn phát huy và tô thắm truyền thống cách mạng vẻ vang, anh hùng như lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh “ Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân, sẳn sàng chiến đấu hi sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”.

Năm 1989, để phát huy truyền thống đầy tự hào, vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam, theo Chỉ thị của Ban bí thư Trung ương Đảng và Quyết định của Chính phủ, ngày 22/12 hàng năm không chỉ là Ngày kỷ niệm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam mà còn là Ngày Hội quốc phòng toàn dân. Từ đó, mỗi năm, cứ đến ngày này, toàn dân Việt Nam lại tiến hành các hoạt động hướng vào chủ đề quốc phòng và quân đội, nhằm tuyên truyền sâu rộng truyền thống đánh giặc, giữ nước của dân tộc, và phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ, giáo dục lòng yêu nước, yêu CNXH, động viên mọi công dân chăm lo củng cố quốc phòng, xây dựng quân đội, bảo vệ Tổ quốc. Các hoạt động như mít tinh, hội thảo, hội nghị đoàn kết quân dân, giáo dục truyền thống, biểu diễn văn nghệ, đại hội thanh niên, thi đấu thể thao, hội thao quân sự,... được diễn ra ở khắp làng, xã, cơ quan đoàn thể, cơ sở đơn vị...Những hoạt động của ngày hội như vậy nhằm động viên cán bộ, chiến sĩ không ngừng nâng cao cảnh giác, ra sức rèn luyện bản lĩnh chính trị và trình độ quân sự, không ngại gian khổ, vượt qua khó khăn, trong mọi hoàn cảnh để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Đồng thời thông qua những hoạt động mang tính nhân văn ấy còn thể hiện sự tri ân cao cả, lòng biết ơn đối với các thế hệ cha ông đã có công dựng nước và giữ nước, những người chiến sĩ đã cống hiến cả thanh xuân, cả cuộc đời mình, đổ ra biết bao nhiêu xương máu để giải phóng trọn vẹn đất nước. Họ đã nằm xuống trên mảnh đất quê hương để thế hệ chúng ta được sống trong độc lập tự do. Những gì chúng ta có được hôm nay chính là những thành quả to lớn của những người chiến sĩ cộng sản, những người anh hùng đã chiến đấu ngày hôm qua, là ước mơ to lớn muôn đời của dân tộc, là truyền thống tốt đẹp thắm mãi trên mảnh đất hình nhữ S này.
          Phát huy thành tích to lớn đã đạt được trong 76 năm qua, trong thời bình Quân đội ta đã và đang có những cống hiến trên các lĩnh vực, đặc biệt trong mặt trận Quốc phòng- An ninh, lao động và sản xuất. Quân đội nhân dân Việt Nam tiếp tục xây dựng theo hướng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại; tham gia xây dựng kinh tế đất nước và thực hiện tốt hơn chức năng làm nòng cốt xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh, góp phần xây dựng thành công và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; bảo vệ hòa bình, ổn định, phát triển trong khu vực và trên thế giới, xứng đáng với tên gọi: Quân Đội Nhân dân Việt Nam.

Ngày nay đất nước ta đã hòa bình nhưng chúng ta đang đứng trước thách thức về kinh tế, chính trị cũng như phải đối mặt với âm mưu “Diễn biến hòa bình” và “Bạo loạn lật đổ” của các thế lực thù địch. Vì thế để đưa đất nước ta vững mạnh, giữ vững độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ Quân đội nhân dân Việt Nam cần đoàn kết với các tầng lớp, giai cấp khác của dân tộc, phát huy cao độ truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng để bảo vệ vững chắc thành quả cách mạng của các thế hệ trước để lại.

Trong niềm phấn khởi và vui mừng của cả nước hướng tới kỷ niệm 76 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 31 năm Ngày Quốc phòng toàn dân, chúng tôi xin gửi lời chúc tới các đồng chí Cựu chiến binh, chiến sỹ, các đồng chí sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp đang phục vụ trong quân đội sức khỏe, hạnh phúc và luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và quân đội giao phó.

                                            Người biên soạn: Lê Nam (CCVH)

 

 

  

Kỷ niệm 76 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/20210) và 31 năm Ngày Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2020).

Đăng lúc: 21/12/2020 10:41:12 (GMT+7)

Lịch sử hàng ngàn năm dựng nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, dân tộc Việt Nam đã viết nên những trang sử hào hùng, bất diệt. Để làm nên những chiến công oanh liệt đó, phải kể đến sức mạnh truyền thồng tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Truyền thống ấy đã kết tinh bao vẻ đẹp của một nền văn hóa dân tộc từ bao đời hun đúc nên, đặc biệt phải nói đến truyền thống yêu nước, đó là một trong những truyền thống vô cùng quý giá, truyền thống ấy đã tạo nên bao thế hệ người Việt có một lòng yêu nước nồng nàn, bất khuất nhưng cũng rất khoan dung, nhân hậu. Dân tộc ấy đã sinh ra một quân đội anh hùng vì nước quên thân, vì dân phục vụ. Đội quân ấy được gọi với cái tên thân thương là bộ đội cụ Hồ, được thế giới biết đến với tên gọi Quân đội Nhân dân Việt Nam

Lịch sử hàng ngàn năm dựng nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, dân tộc Việt Nam đã viết nên những trang sử hào hùng, bất diệt. Để làm nên những chiến công oanh liệt đó, phải kể đến sức mạnh truyền thồng tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Truyền thống ấy đã kết tinh bao vẻ đẹp của một nền văn hóa dân tộc từ bao đời hun đúc nên, đặc biệt phải nói đến truyền thống yêu nước, đó là một trong những truyền thống vô cùng quý giá, truyền thống ấy đã tạo nên bao thế hệ người Việt có một lòng yêu nước nồng nàn, bất khuất nhưng cũng rất khoan dung, nhân hậu. Dân tộc ấy đã sinh ra một quân đội anh hùng “vì nước quên thân, vì dân phục vụ”. Đội quân ấy được gọi với cái tên thân thương là “bộ đội cụ Hồ”, được thế giới biết đến với tên gọi Quân đội Nhân dân Việt Nam. Dựa vào sức mạnh tổng hợp của quần chúng nhân dân, Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng đã vượt bao khó khăn, gian khổ giành chiến thắng trước kẻ thù xâm lược lớn hơn, mạnh hơn gấp nhiều lần để giải phóng, bảo vệ và xây dựng đất nước Việt Nam tươi đẹp như ngày hôm nay. Cuộc đấu tranh của dân tộc ta từ ngàn đời nay đầy đau thương và mất mát nhưng rất đỗi hào hùng. Để dành được độc lập, tự do như hôm nay, thì đã có rất nhiều anh hùng, liệt sỹ đã anh dũng hi sinh để tô thắm thêm trang sử hào hùng, vẻ vang của dân tộc. Hòa cùng không khí toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đang ra sức thi đua chào mừng 76 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2020) và 31 năm Ngày Quốc phòng toàn dân (22/12/1989- 22/12/2020), Chúng tôi xin gửi tới quý vị và các bạn đôi nét về lịch sử ra đời, chiến đấu, xây dựng và trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Trong những năm 1941 đến 1944 cuộc chiến tranh thế giới thứ hai diễn ra ác liệt. Ở Việt Nam cuộc đấu tranh chống thực dân pháp và phát xít Nhật diễn ra sôi nổi song cuộc chiến đấu của nhân dân ta vẫn chưa giành thắng lợi  quyết định do thiếu lực lượng cách mạng nòng cốt, tinh nhuệ. Trước yêu cầu khách quan của lịch sử dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vạch ra đường lối đúng đắn là cần có lực lượng cách mạng bao gồm lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang.
 Sau khi phân tích tình hình, Người đã ra Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân. Chỉ thị nhấn mạnh: "Tên Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân nghĩa là chính trị quan trọng hơn quân sự. Nó là đội tuyên truyền..., đồng thời nó là khởi điểm của giải phóng quân, nó có thể đi suốt từ Nam chí Bắc..."
 Chấp hành chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 22/12/ 1944, tại khu rừng thuộc huyện Nguyên Bình (Cao Bằng), Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân đã chính thức làm lễ thành lập, gồm 3 tiểu đội với 34 chiến sĩ được lựa chọn từ những chiến sĩ Cao - Bắc - Lạng, do đồng chí Võ Nguyên Giáp trực tiếp chỉ huy. Đây là đơn vị chủ lực đầu tiên của lực lượng vũ trang cách mạng và là tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam.
         lich-su-y-nghia-cua-ngay-thanh-lap-quan-doi-nhan-viet-nam-ngay-hoi-quoc-phong-toan-dan-22121545194151.jpg
Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân - tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam được thành lập ngày 22/12/ 1944 tại khu rừng Trần Hưng Đạo, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng. 
          Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân do đồng chí Hoàng Sâm làm đội trưởng, đồng chí Xích Thắng (Dương Mạc Thạch) làm chính trị viên, đồng chí Hoàng Văn Thái  - phụ trách Kế hoạch -Tình báo, đồng chí Vân Tiên (Lộc Văn Lùng) quản lý. Đội có chi bộ Đảng lãnh đạo. Chỉ có 34 người, với 34 khẩu súng các loại nhưng đó là những chiến sĩ kiên quyết, dũng cảm trong các đội du kích Cao - Bắc - Lạng, Cứu quốc quân,... là con em các tầng lớp nhân dân bị áp bức, họ có lòng yêu nước, chí căm thù địch rất cao, đã siết chặt họ thành một khối vững chắc, không kẻ thù nào phá vỡ nổi. Sau lễ thành lập, đội tổ chức một bữa cơm nhạt không rau, không muối để nêu cao tinh thần gian khổ của các chiến sĩ cách mạng, đội tổ chức “đêm du kích” liên hoan với đồng bào địa phương để thắt chặt tình đoàn kết quân dân.
Chấp hành chỉ thị “Phải đánh thắng trận đầu”, ngay sau ngày thành lập, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân đã mưu trí, táo bạo, bất ngờ đột nhập vào đồn Phai Khắt (17 giờ chiều 25/12/1944) và sáng hôm sau (7 giờ ngày 26/12/1944) đột nhập đồn Nà Ngần, tiêu diệt gọn 2 đồn địch, giết chết 2 tên đồn trưởng, bắt sống toàn bộ binh lính, thu toàn bộ vũ khí, quân trang, quân dụng.
                                đại tướng võ nguyên giáp.jpg
Chân dung Nguyên Đại tướng Võ Nguyên giáp- Nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng- Nguyên Tổng Tư lệnh đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam
          Hai trận đánh đồn Phay Khắt, Nà Ngần thắng lợi đã mở đầu truyền thống đánh tiêu diệt, đánh chắc thắng, đánh thắng trận đầu của quân đội ta suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cho đến ngày thắng lợi hoàn toàn.
Từ ngày thành lập, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân luôn phát triển và trưởng thành. Ngày 22/12/1944 được xác định là ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, đánh dấu sự ra đời của một tổ chức quân sự mới của dân tộc ta. Một quân đội của dân, do dân, vì dân; luôn gắn bó máu thịt với dân, luôn luôn được dân tin yêu, đùm bọc.
             Ngày 22/12 không chỉ là ngày hội truyền thống  thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam mà đã trở thành Ngày hội Quốc phòng toàn dân - Một ngày kỷ niệm đầy ý nghĩa đối với toàn thể nhân dân Việt Nam.Tên gọi “Quân đội nhân dân” là do Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt với ý nghĩa “từ nhân dân mà ra, vì nhân dân phục vụ”.
Từ khi thành lập cho đến nay, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng  quân đã nhiêu lần đổi tên, đội đã cùng nhân dân đoàn  kết chiến đấu giành thắng lợi trong các trận đánh quan trọng.

Tháng 4 năm 1945 tại Hội nghị Quân sự  Bắc Kỳ, Trung ương Đảng đã quyết định thống nhất các lực lượng vũ trang  thành Việt Nam  giải phóng quân. Ngày 15 tháng 5 năm 1945 đồng chí Võ Nguyên Giáp trở thành Tổng Tư lệnh các lực lượng vũ trang mang tên Việt Nam giải phóng quân.

          Cuối tháng 8/ 1945, dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng mà trực tiếp là Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp, Đội Việt Nam Giải phóng quân kết hợp với nhân dân ta đã làm nên thắng lợi vẻ vang của cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám, tạo tiền đề cho sự ra đời của Nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa - Nhà nước công - nông đầu tiên ở Đông Nam Á.

          Sau cách mạng tháng Tám thành công, Việt Nam giải phóng quân đổi tên thành Vệ quốc đoàn. Năm 1946 Vệ quốc đoàn đổi thành Quân đội quốc gia Việt Nam. Năm 1950  đổi thành Quân đội nhân dân Việt Nam với ý nghĩa “Từ nhân dân mà ra, vì nhân dân phục vụ”.

Với đường lối quân sự đúng đắn “ Đánh chắc, tiến chắc” của đại tướng Võ Nguyên Giáp, quân đội và nhân dân Việt Nam đã làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954) vĩ đại, “ Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, đánh bại Thực dân Pháp, có sự can thiệp của đé quốc Mỹ , buộc chúng phải ký hiệp định Giơ NeVơ ngày 21tháng 7 năm 1954 chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương. Trên cơ sở đó, Miền Bắc hoàn toàn được giải phóng, bắt tay xây dựng CNXH và làm trọn nghĩa vụ là hậu phương lớn chi viện cho tiền tuyến  Miền Nam đấu tranh chống Mỹ và tay sai, giải phóng Miền Nam, thống nhất nước nhà.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ trường kỳ, gian khổ và vĩ đại, với tinh thần “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người” và ý chí “Quyết chiến, quyết thắng”, Quân đội nhân dân Việt Nam đã kề vai sát cánh cùng nhân dân chiến đấu kiên cường, làm phá sản và thất bại các chiến lược chiến tranh quân sự của đế quốc Mỹ và tay sai, làm nên chiến thắng vĩ đại của dân tộc, gây được sự cảm phục của nhân dân thế giới. Đó là đại thắng mùa xuân năm 1975 mà đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử ngày 30/4/1975 giải phóng hoàn toàn Miền Nam, thống  nhất nước nhà.

Sau đại thắng mùa xuân năm 1975, Quân đội ta đã đoàn kết với nhân dân cả nước tiến hành thắng lợi cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam Tổ quốc để giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Đồng thời quân đội ta còn làm trọn nghĩa vụ quốc tế, phối hợp với nước bạn CămPuChia  đập tan tập đoàn phản động Pôn Pốt, đưa nhân dân CămPuChia thoát khỏi chế độ diệt chủng do PônPốt cầm đầu

Trải qua 76 năm chiến đấu, xây dựng và trưởng thành được Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh rèn luyện, cùng cuộc chiến tranh nhân dân vĩ đại; từ một lực lượng nhỏ bé, vũ khí trang bị thô sơ đã vươn lên thành  đội quân hùng hậu, chính quy và hiện đại. Quân đội ta đã gắn bó bền bỉ với nhân dân, trung thành với lý tưởng của Đảng và sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Trải qua các chặng đường lịch sử đầy tự hào, Quân đội nhân dân Việt Nam luôn phát huy và tô thắm truyền thống cách mạng vẻ vang, anh hùng như lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh “ Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân, sẳn sàng chiến đấu hi sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”.

Năm 1989, để phát huy truyền thống đầy tự hào, vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam, theo Chỉ thị của Ban bí thư Trung ương Đảng và Quyết định của Chính phủ, ngày 22/12 hàng năm không chỉ là Ngày kỷ niệm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam mà còn là Ngày Hội quốc phòng toàn dân. Từ đó, mỗi năm, cứ đến ngày này, toàn dân Việt Nam lại tiến hành các hoạt động hướng vào chủ đề quốc phòng và quân đội, nhằm tuyên truyền sâu rộng truyền thống đánh giặc, giữ nước của dân tộc, và phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ, giáo dục lòng yêu nước, yêu CNXH, động viên mọi công dân chăm lo củng cố quốc phòng, xây dựng quân đội, bảo vệ Tổ quốc. Các hoạt động như mít tinh, hội thảo, hội nghị đoàn kết quân dân, giáo dục truyền thống, biểu diễn văn nghệ, đại hội thanh niên, thi đấu thể thao, hội thao quân sự,... được diễn ra ở khắp làng, xã, cơ quan đoàn thể, cơ sở đơn vị...Những hoạt động của ngày hội như vậy nhằm động viên cán bộ, chiến sĩ không ngừng nâng cao cảnh giác, ra sức rèn luyện bản lĩnh chính trị và trình độ quân sự, không ngại gian khổ, vượt qua khó khăn, trong mọi hoàn cảnh để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Đồng thời thông qua những hoạt động mang tính nhân văn ấy còn thể hiện sự tri ân cao cả, lòng biết ơn đối với các thế hệ cha ông đã có công dựng nước và giữ nước, những người chiến sĩ đã cống hiến cả thanh xuân, cả cuộc đời mình, đổ ra biết bao nhiêu xương máu để giải phóng trọn vẹn đất nước. Họ đã nằm xuống trên mảnh đất quê hương để thế hệ chúng ta được sống trong độc lập tự do. Những gì chúng ta có được hôm nay chính là những thành quả to lớn của những người chiến sĩ cộng sản, những người anh hùng đã chiến đấu ngày hôm qua, là ước mơ to lớn muôn đời của dân tộc, là truyền thống tốt đẹp thắm mãi trên mảnh đất hình nhữ S này.
          Phát huy thành tích to lớn đã đạt được trong 76 năm qua, trong thời bình Quân đội ta đã và đang có những cống hiến trên các lĩnh vực, đặc biệt trong mặt trận Quốc phòng- An ninh, lao động và sản xuất. Quân đội nhân dân Việt Nam tiếp tục xây dựng theo hướng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại; tham gia xây dựng kinh tế đất nước và thực hiện tốt hơn chức năng làm nòng cốt xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh, góp phần xây dựng thành công và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; bảo vệ hòa bình, ổn định, phát triển trong khu vực và trên thế giới, xứng đáng với tên gọi: Quân Đội Nhân dân Việt Nam.

Ngày nay đất nước ta đã hòa bình nhưng chúng ta đang đứng trước thách thức về kinh tế, chính trị cũng như phải đối mặt với âm mưu “Diễn biến hòa bình” và “Bạo loạn lật đổ” của các thế lực thù địch. Vì thế để đưa đất nước ta vững mạnh, giữ vững độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ Quân đội nhân dân Việt Nam cần đoàn kết với các tầng lớp, giai cấp khác của dân tộc, phát huy cao độ truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng để bảo vệ vững chắc thành quả cách mạng của các thế hệ trước để lại.

Trong niềm phấn khởi và vui mừng của cả nước hướng tới kỷ niệm 76 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 31 năm Ngày Quốc phòng toàn dân, chúng tôi xin gửi lời chúc tới các đồng chí Cựu chiến binh, chiến sỹ, các đồng chí sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp đang phục vụ trong quân đội sức khỏe, hạnh phúc và luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và quân đội giao phó.

                                            Người biên soạn: Lê Nam (CCVH)