Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
256285

Hướng tới kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại (19/05/1890 - 19/05/2020).

Ngày 14/05/2020 07:54:55

Trong Điếu Văn của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam do đồng chí Lê Duẩn, Bí thư thứ nhất đọc tại Lễ truy điệu trọng thể Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 9 tháng 9 năm 1969 đã khẳng định rằng: Dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta đã sinh ra Hồ Chủ tịch, vị anh hùng dân tộc vĩ đại và chính người đã làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta và non sông đất nước ta.

                    Trong Điếu Văn của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam do đồng chí Lê Duẩn, Bí thư thứ nhất đọc tại Lễ truy điệu trọng thể Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 9 tháng 9 năm 1969 đã khẳng định rằng: “Dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta đã sinh ra Hồ Chủ tịch, vị anh hùng dân tộc vĩ đại và chính người đã làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta và non sông đất nước ta”.

                   Chủ tịch Hồ Chí Minh vô vàn kính yêu của dân tộc ta - “Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới” đã đi xa nhưng sự nghiệp, nhân cách đạo đức của Người luôn tỏa sáng trong tâm hồn mỗi thế hệ người Việt Nam và bạn bè quốc tế. Trước khi về với thế giới Người hiền, Người đã để lại cho toàn Đảng, toàn dân và toàn quân tài sản vô cùng quý giá, bảo vật quốc gia đó là: Tư tưởng, đạo  đức, phong cách Hồ Chí Minh.

                    Nhân dịp kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/05/1890 - 19/05/2020), Ban Văn hóa - Thông tin xã trân trọng gửi tới quý vị và các bạn những nét chính về cuộc đời, những năm tháng hoạt động cách mạng và công lao cống hiến to lớn cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và nhân loại của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.

                   Chủ tịch Hồ Chí Minh (lúc nhỏ tên là Nguyễn Sinh Cung, khi đi học tên là Nguyễn Tất Thành, hoạt động cách mạng lấy tên là Nguyễn Ái Quốc). Người sinh ngày 19/5/1890 trong một gia đình nhà nho, nguồn gốc nông dân, ở làng Hoàng Trù, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An - vùng quê nghèo song giàu truyền thống đấu tranh cách mạng kiên cường, chống ách thống trị của thực dân và phong kiến tay sai. Chính hoàn cảnh xã hội và sự giáo dục của gia đình đã ảnh hưởng sâu sắc đến Người ngay từ thời niên thiếu.

    Sinh ra và lớn lên trong cảnh đất nước lầm than, nhân dân bị đọa đầy đau khổ, với tinh thần yêu nước nồng nàn và tấm lòng thương dân sâu sắc, khát vọng cứu nước và sự nhạy bén về chính trị, Người đã bắt đầu suy nghĩ về những nguyên nhân thành bại của các phong trào yêu nước lúc bấy giờ và quyết tâm ra đi tìm con đường để cứu dân, cứu nước. Ngày 5 tháng 6 năm 1911, từ Bến Cảng Nhà Rồng (Sài Gòn), Người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành lên đường sang phương Tây, mang theo mình hoài bão cháy bỏng tìm đường cứu nước để đem lại: “Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi”.

                 1588566035789956221499.jpg
 
Ảnh tư liệu: Tàu Đô đốc LaTutSơ Tơrevin, nơi Nguyễn Tất Thành làm phụ bếp khi rời Tổ quốc đi tìm đường cứu nước. 

                  Người tham gia lập Hội vận động cách mạng của nhân dân nhiều nước và đấu tranh giải phóng dân tộc mình. Ngày 18 tháng 6 năm 1919 với tên gọi là Nguyễn Ái Quốc thay mặt Hội Những người Việt Nam yêu nước tại Pháp, Người đã gửi tới Hội nghị Véc - Xây Bản yêu sách đòi Chính Phủ Pháp và các nước tham dự hội nghị phải thừa nhận các quyền tự do, dân chủ và quyền bình đẳng cho dân tộc Việt Nam. Tuy không được chấp nhận song Bản yêu sách đã gây tiếng vang lớn đối với dư luận thế giới về tên tuổi một con người sinh ra tại đất nước thuộc địa nghèo nàn, nhỏ bé nhưng vẫn hiên ngang đứng lên gữa diễn đàn thế giới để đấu tranh cho quyền độc lập dân tộc của Tổ quốc, tự do cho đồng bào. Đó chính là Nguyễn Ái Quốc - Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.    

    Sau gần 10 năm bôn ba tìm đường cứu nước, Nguyễn Ái Quốc đã đi đến nhiều châu lục, tim hiểu sâu về bản chất chủ nghĩa thực dân, đế quốc ở các nước tư bản và nhiều nước thuộc địa. Sớm nhận thức được xu hướng phát triển của thời đại, Nguyễn Ái Quốc là người Việt Nam đầu tiên ủng hộ Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại. Sau khi đọc Bản “Sơ thảo lần thứ nhất Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa” (tháng 7 năm 1920) của Lê Nin, Người tìm thấy ở chủ nghĩa Mác - Lênin chân lý của con đường giải phóng của giai cấp công nhân và nhân dân các nước thuộc địa. Người nói: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản” mà cách mạng tháng Mười Nga (năm 1917) và lãnh tụ Lê Nin vĩ đại đã mở ra cho lịch sử nhân loại.

   Ngày 25/12/1920 Nguyễn Ái Quốc tham dự Đại hội Đại biểu lần thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp tại thành phố Tours. Người bỏ phiếu tán thành việc gia ngập Quốc tế Cộng Sản và tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp. Đây là sự kiện đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Người từ  chủ nghĩa yêu nước chân chính đến Chủ nghĩa Mác - Lê Nin và trở thành người chiến sỹ cộng sản Việt Nam đầu tiên hoạt động trong phong trào Quốc tế Cộng sản. Cũng từ đây người tích cực viết nhiều sách báo nhằm tố cáo tội ác của thực dân và phong kiến tay sai, truyền bá những quan điểm cơ bản Chủ nghĩa Mác - Lê Nin về trong nước và giác ngộ nhân dân đấu tranh chống đế quốc và tay sai, giành độc lập dân tộc. Tiêu biểu trong các sách báo cách mạng của Người là tác phẩm Bản án chế độ thực dân pháp và đặc biệt là tác phẩm Đường kách mệnh (xuất bản năm 1927) được coi là kim chỉ nam, vạch ra quan điểm chiến lược của cách mạng giải phóng dân tộc.

                     Bac-Ho-tai-dcs-phap.jpg

 
Ảnh tư liệu: Nguyễn Ái Quốc phát biểu tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp ở thành Phố Tours (Pháp) (tháng 12/ 1920).

     Để chuẩn bị về mặt tư tưởng, chính trị và tổ chức cho việc thành lập chính Đảng Mác - xít của những người cộng sản Việt Nam, năm 1925 Người thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ở Quảng Châu (Trung Quốc) và tổ chức Cộng sản Đoàn làm nòng cốt, đào tạo cán bộ cộng sản để lãnh đạo Hội và truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam. Năm 1929, nhiều tổ chức cộng sản đã ra đời ở Việt Nam: Đông Dương Cộng sản Đảng; An Nam Cộng sản Đảng, Đông Dương Cộng sản Liên đoàn. Năm 1930 tại Cửu Long - Hương Cảng (Trung Quốc), được sự phân công của Quốc tế Cộng sản và trước yêu cầu cấp bách của cách mạng Việt Nam cần có một chính Đảng của giai cấp vô sản lãnh đạo nắm ngọn cờ lãnh đạo cách mạng, từ ngày 6/1/1930 đến ngày 7/2/1930, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã chủ trì Hội nghị thống nhất ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam thành Đảng Cộng Sản Việt Nam. Hội nghị thống nhất các tổ chức cộng sản có ý nghĩa và tầm vóc lịch sử như một Đại hội thành lập Đảng. Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình vắn tắt và Điều lệ vắn tắt của Đảng Cộng Sản Việt Nam được thông qua tại Hội nghị do Nguyễn Ái Quốc khởi thảo có ý nghĩa là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng vạch ra quan điểm chiến lược về cách mạng giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp với tư tưởng cốt lõi độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III (năm 1960) của Đảng đã quyết định lấy ngày 3 tháng 2 hằng năm là Ngày kỷ niệm thành lập Đảng cộng sản.        

Từ năm 1930 - 1940, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc tiếp tục hoạt động cho sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam và các dân tộc bị áp bức khác trong điều kiện vô cùng khó khăn, gian khổ.

  Năm 1941, Người về nước triệu tập Hội nghị lần thứ VIII của Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương tại Pác Pó (Cao Bằng), xác định đường lối đấu tranh giải phóng dân tộc, chỉ đạo thành lập tổ chức Việt Nam độc lập đồng minh Hội (gọi tắt là Mặt trận Việt Minh), tổ chức lực lượng vũ trang giải phóng, lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa từng phần và tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.

   Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thắng lợi, ngày 2 tháng 9 năm 1945 tại Quảng Trường Ba Đình (Hà Nội), Người đọc Bản Tuyên ngôn độc lập trịnh trọng tuyên bố trước quốc dân đồng bào và nhân dân thế giới về nền độc lập của dân tộc Việt Nam và khai sinh nước Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa - nhà nước công - nông đầu tiên ở Đông Nam Á. Ngày 6/1/1946 Người cùng Chính Phủ tổ chứcTổng tuyển cử trong cả nước, bầu Quốc hội thông qua Hiến Pháp dân chủ đầu tiên của nước Việt Nam. Quốc hội khóa I đã bầu Người làm Chủ tịch nước Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa.

                 HCM-71.jpg

Ảnh tư liệu: Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc BảnTuyên Ngôn độc lập ngày 2/9/1945 tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội) khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, mở ra kỷ nguyên mới.
 

               
               HCM-80.jpg

Ảnh tư liệu: Tại Tòa thị chính ở Paris (Pháp), Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố quyết tâm của toàn dân tộc Việt Nam nhất định không bao giờ chịu nô lệ một lần nữa (tháng 9/ 1946).


                 HCM-83.jpg

Ảnh tư liệu: Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch ra mắt quốc dân (ngày 3/11/1946).

                    Cùng với sự lãnh đạo sáng suốt tài tình của Người, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đã đồng lòng, chung sức làm nên những chiến thắng vang dội trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, đập tan âm mưu đen tối của các thế lực thù địch, phản động, bảo vệ và giữ vững chính quyền cách mạng.
 
               chien thang bien gioi.jpg
 
 
Ảnh tư liệu: Chủ tịch Hồ Chí Minh quan sát trận địa cứ điểm Đông Khê trong chiến dịch
   Biên Giới năm 1950.


              Tại Đại hội lần thứ II của Đảng (năm 1951), Người được bầu làm Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược đã giành thắng lợi vẻ vang, kết thúc bằng chiến dịch Điện Biên Phủ (7/5/1954) toàn thắng - mốc son chói lọi của thế kỷ XX, gây tiếng vang lớn “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

              2-1557113409.jpg

Ảnh tư liệu: Chủ tịch Hồ chí Minh chủ trì cuộc họp về chiến dịch Điện Biên Phủ (tháng 12/ 1953).

Miền Bắc hoàn toàn giải phóng, Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục lãnh đạo nhân dân thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam là tiến hành cách mạng XHCN ở Miền Bắc, đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước.

Đại hội lần thứ III của Đảng (tháng 9/1960) đã nhất trí bầu Chủ tịch Hồ Chí Minh làm Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam. Quốc hội khóa II, khóa III bầu Người làm Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Cùng với Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra đường lối đúng đắn lãnh đạo cuộc kháng chiến vĩ đại của nhân dân ta chống đế quốc Mỹ và tay sai kéo dài 21 năm và kết thúc bằng cuộc Tổng tiến công nổi dậy mùa Xuân năm 1975 với đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã giành thắng lợi hoàn toàn đưa Tổ quốc ta giành độc lập và thống nhất hai miền Nam- Bắc, mở ra một kỷ nguyên mới: Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; từ đây toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta cùng nhau đoàn kết trong cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

                 Ngày 02 tháng 9 năm 1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời, để lại muôn vàn sự tiếc thương cho toàn Đảng, dân tộc Việt Nam và nhân dân thế giới. Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh vô cùng vĩ đại, có những cống hiến xuất sắc cho dân tộc và cho nhân loại tiến bộ. Nhân dịp kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) đã phong tặng Chủ tịch Hồ Chí Minh danh hiệu “Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới”.

    Chủ tịch Hồ Chí Minh là biểu tượng sáng ngời và cao đẹp của chủ nghĩa yêu nước chân chính kết hợp nhuần nhuyễn với chủ nghĩa Quốc tế Cộng sản. Ngay từ khi đến với Chủ nghĩa Mác - Lênin - ánh sáng chân lý của thời đại, tấm lòng của Người luôn hướng về nhân dân các dân tộc bị áp bức, chiến đấu không mệt mỏi vì một thế giới hòa bình, các dân tộc được tự do và bình đẳng, con người được sống hạnh phúc.

     Ngày nay, trong sự nghiệp đổi mới đất nước, hội nhập với thế giới, Tư tưởng Hồ Chí Minh là tài sản tinh thần vô giá, là nền tảng và kim chỉ nam soi sáng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN của Đảng và dân tộc ta.Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã thấm sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, đã trở thành văn hóa, hồn cốt dân tộc Việt. Cốt lõi trong tư tưởng văn hóa Hồ Chí Minh là lòng yêu nước, thương dân sâu sắc, tư tưởng nhân văn thương yêu con người, hết lòng phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân.Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh mãi mãi soi đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh

                    Cả cuộc đời hoạt động cách mạng gần 60 năm, Người đã chiến đấu bền bỉ để chống áp bức bóc lột, cống hiến  cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và nhân loại; Người đã đóng góp tâm sức và trí tuệ cho dân tộc, cho phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Hồ Chí Minh không chỉ là nhà tư tưởng lỗi lạc, mà còn là nhà hoạt động thực tiễn xuất sắc; không chỉ là một Chính trị gia vĩ đại, mà còn là Nhà văn hóa kiệt xuất. Các nhà nghiên cứu trong nước cũng như thế giới đã và tiếp tục bàn đến văn hóa chính trị, đạo đức Hồ Chí Minh. Trong lịch sử hiện đại của nhân loại đã và đang có đổi thay về mọi mặt, nhưng vẫn còn nguyên vẹn nhiều giá trị có ý nghĩa thực tiễn lớn lao. Một trong những giá trị trường tồn bất diệt đó có di sản Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Bao trùm nội dung Tư tưởng của Hồ Chí Minh đó là: Nhân đạo và hòa bình; Tổ quốc và nhân loại; Dân chủ và nhân văn; Tự do và hạnh phúc; Tinh thần yêu nước và chủ nghĩa dân tộc chân chính, Đạo đức cách mạng cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư…

    Thiết thực chào mừng kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Đồng Lợi tiếp tục quyết tâm thực hiện thắng lợi Chỉ thị số 05 - CT/TW ngày 15/5/2016 của Ban Chấp Hành Trung ương Đảng “Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, phát huy cao độ truyền thống cách mạng kiên cường, đoàn kết, năng động, sáng tạo, xây dựng nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc…phấn đấu hoàn thành tốt các kế hoạch, mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2020 và những năm tiếp theo mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã đã đề ra; góp phần xây dựng quê hương Đồng Lợi ngày càng giàu đẹp, văn minh./. 

                                                                                   Người biên tập: Lê Nam - CCVH

  

Hướng tới kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại (19/05/1890 - 19/05/2020).

Đăng lúc: 14/05/2020 07:54:55 (GMT+7)

Trong Điếu Văn của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam do đồng chí Lê Duẩn, Bí thư thứ nhất đọc tại Lễ truy điệu trọng thể Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 9 tháng 9 năm 1969 đã khẳng định rằng: Dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta đã sinh ra Hồ Chủ tịch, vị anh hùng dân tộc vĩ đại và chính người đã làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta và non sông đất nước ta.

                    Trong Điếu Văn của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam do đồng chí Lê Duẩn, Bí thư thứ nhất đọc tại Lễ truy điệu trọng thể Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 9 tháng 9 năm 1969 đã khẳng định rằng: “Dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta đã sinh ra Hồ Chủ tịch, vị anh hùng dân tộc vĩ đại và chính người đã làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta và non sông đất nước ta”.

                   Chủ tịch Hồ Chí Minh vô vàn kính yêu của dân tộc ta - “Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới” đã đi xa nhưng sự nghiệp, nhân cách đạo đức của Người luôn tỏa sáng trong tâm hồn mỗi thế hệ người Việt Nam và bạn bè quốc tế. Trước khi về với thế giới Người hiền, Người đã để lại cho toàn Đảng, toàn dân và toàn quân tài sản vô cùng quý giá, bảo vật quốc gia đó là: Tư tưởng, đạo  đức, phong cách Hồ Chí Minh.

                    Nhân dịp kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/05/1890 - 19/05/2020), Ban Văn hóa - Thông tin xã trân trọng gửi tới quý vị và các bạn những nét chính về cuộc đời, những năm tháng hoạt động cách mạng và công lao cống hiến to lớn cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và nhân loại của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.

                   Chủ tịch Hồ Chí Minh (lúc nhỏ tên là Nguyễn Sinh Cung, khi đi học tên là Nguyễn Tất Thành, hoạt động cách mạng lấy tên là Nguyễn Ái Quốc). Người sinh ngày 19/5/1890 trong một gia đình nhà nho, nguồn gốc nông dân, ở làng Hoàng Trù, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An - vùng quê nghèo song giàu truyền thống đấu tranh cách mạng kiên cường, chống ách thống trị của thực dân và phong kiến tay sai. Chính hoàn cảnh xã hội và sự giáo dục của gia đình đã ảnh hưởng sâu sắc đến Người ngay từ thời niên thiếu.

    Sinh ra và lớn lên trong cảnh đất nước lầm than, nhân dân bị đọa đầy đau khổ, với tinh thần yêu nước nồng nàn và tấm lòng thương dân sâu sắc, khát vọng cứu nước và sự nhạy bén về chính trị, Người đã bắt đầu suy nghĩ về những nguyên nhân thành bại của các phong trào yêu nước lúc bấy giờ và quyết tâm ra đi tìm con đường để cứu dân, cứu nước. Ngày 5 tháng 6 năm 1911, từ Bến Cảng Nhà Rồng (Sài Gòn), Người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành lên đường sang phương Tây, mang theo mình hoài bão cháy bỏng tìm đường cứu nước để đem lại: “Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi”.

                 1588566035789956221499.jpg
 
Ảnh tư liệu: Tàu Đô đốc LaTutSơ Tơrevin, nơi Nguyễn Tất Thành làm phụ bếp khi rời Tổ quốc đi tìm đường cứu nước. 

                  Người tham gia lập Hội vận động cách mạng của nhân dân nhiều nước và đấu tranh giải phóng dân tộc mình. Ngày 18 tháng 6 năm 1919 với tên gọi là Nguyễn Ái Quốc thay mặt Hội Những người Việt Nam yêu nước tại Pháp, Người đã gửi tới Hội nghị Véc - Xây Bản yêu sách đòi Chính Phủ Pháp và các nước tham dự hội nghị phải thừa nhận các quyền tự do, dân chủ và quyền bình đẳng cho dân tộc Việt Nam. Tuy không được chấp nhận song Bản yêu sách đã gây tiếng vang lớn đối với dư luận thế giới về tên tuổi một con người sinh ra tại đất nước thuộc địa nghèo nàn, nhỏ bé nhưng vẫn hiên ngang đứng lên gữa diễn đàn thế giới để đấu tranh cho quyền độc lập dân tộc của Tổ quốc, tự do cho đồng bào. Đó chính là Nguyễn Ái Quốc - Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.    

    Sau gần 10 năm bôn ba tìm đường cứu nước, Nguyễn Ái Quốc đã đi đến nhiều châu lục, tim hiểu sâu về bản chất chủ nghĩa thực dân, đế quốc ở các nước tư bản và nhiều nước thuộc địa. Sớm nhận thức được xu hướng phát triển của thời đại, Nguyễn Ái Quốc là người Việt Nam đầu tiên ủng hộ Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại. Sau khi đọc Bản “Sơ thảo lần thứ nhất Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa” (tháng 7 năm 1920) của Lê Nin, Người tìm thấy ở chủ nghĩa Mác - Lênin chân lý của con đường giải phóng của giai cấp công nhân và nhân dân các nước thuộc địa. Người nói: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản” mà cách mạng tháng Mười Nga (năm 1917) và lãnh tụ Lê Nin vĩ đại đã mở ra cho lịch sử nhân loại.

   Ngày 25/12/1920 Nguyễn Ái Quốc tham dự Đại hội Đại biểu lần thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp tại thành phố Tours. Người bỏ phiếu tán thành việc gia ngập Quốc tế Cộng Sản và tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp. Đây là sự kiện đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Người từ  chủ nghĩa yêu nước chân chính đến Chủ nghĩa Mác - Lê Nin và trở thành người chiến sỹ cộng sản Việt Nam đầu tiên hoạt động trong phong trào Quốc tế Cộng sản. Cũng từ đây người tích cực viết nhiều sách báo nhằm tố cáo tội ác của thực dân và phong kiến tay sai, truyền bá những quan điểm cơ bản Chủ nghĩa Mác - Lê Nin về trong nước và giác ngộ nhân dân đấu tranh chống đế quốc và tay sai, giành độc lập dân tộc. Tiêu biểu trong các sách báo cách mạng của Người là tác phẩm Bản án chế độ thực dân pháp và đặc biệt là tác phẩm Đường kách mệnh (xuất bản năm 1927) được coi là kim chỉ nam, vạch ra quan điểm chiến lược của cách mạng giải phóng dân tộc.

                     Bac-Ho-tai-dcs-phap.jpg

 
Ảnh tư liệu: Nguyễn Ái Quốc phát biểu tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp ở thành Phố Tours (Pháp) (tháng 12/ 1920).

     Để chuẩn bị về mặt tư tưởng, chính trị và tổ chức cho việc thành lập chính Đảng Mác - xít của những người cộng sản Việt Nam, năm 1925 Người thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ở Quảng Châu (Trung Quốc) và tổ chức Cộng sản Đoàn làm nòng cốt, đào tạo cán bộ cộng sản để lãnh đạo Hội và truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam. Năm 1929, nhiều tổ chức cộng sản đã ra đời ở Việt Nam: Đông Dương Cộng sản Đảng; An Nam Cộng sản Đảng, Đông Dương Cộng sản Liên đoàn. Năm 1930 tại Cửu Long - Hương Cảng (Trung Quốc), được sự phân công của Quốc tế Cộng sản và trước yêu cầu cấp bách của cách mạng Việt Nam cần có một chính Đảng của giai cấp vô sản lãnh đạo nắm ngọn cờ lãnh đạo cách mạng, từ ngày 6/1/1930 đến ngày 7/2/1930, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã chủ trì Hội nghị thống nhất ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam thành Đảng Cộng Sản Việt Nam. Hội nghị thống nhất các tổ chức cộng sản có ý nghĩa và tầm vóc lịch sử như một Đại hội thành lập Đảng. Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình vắn tắt và Điều lệ vắn tắt của Đảng Cộng Sản Việt Nam được thông qua tại Hội nghị do Nguyễn Ái Quốc khởi thảo có ý nghĩa là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng vạch ra quan điểm chiến lược về cách mạng giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp với tư tưởng cốt lõi độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III (năm 1960) của Đảng đã quyết định lấy ngày 3 tháng 2 hằng năm là Ngày kỷ niệm thành lập Đảng cộng sản.        

Từ năm 1930 - 1940, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc tiếp tục hoạt động cho sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam và các dân tộc bị áp bức khác trong điều kiện vô cùng khó khăn, gian khổ.

  Năm 1941, Người về nước triệu tập Hội nghị lần thứ VIII của Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương tại Pác Pó (Cao Bằng), xác định đường lối đấu tranh giải phóng dân tộc, chỉ đạo thành lập tổ chức Việt Nam độc lập đồng minh Hội (gọi tắt là Mặt trận Việt Minh), tổ chức lực lượng vũ trang giải phóng, lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa từng phần và tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.

   Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thắng lợi, ngày 2 tháng 9 năm 1945 tại Quảng Trường Ba Đình (Hà Nội), Người đọc Bản Tuyên ngôn độc lập trịnh trọng tuyên bố trước quốc dân đồng bào và nhân dân thế giới về nền độc lập của dân tộc Việt Nam và khai sinh nước Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa - nhà nước công - nông đầu tiên ở Đông Nam Á. Ngày 6/1/1946 Người cùng Chính Phủ tổ chứcTổng tuyển cử trong cả nước, bầu Quốc hội thông qua Hiến Pháp dân chủ đầu tiên của nước Việt Nam. Quốc hội khóa I đã bầu Người làm Chủ tịch nước Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa.

                 HCM-71.jpg

Ảnh tư liệu: Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc BảnTuyên Ngôn độc lập ngày 2/9/1945 tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội) khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, mở ra kỷ nguyên mới.
 

               
               HCM-80.jpg

Ảnh tư liệu: Tại Tòa thị chính ở Paris (Pháp), Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố quyết tâm của toàn dân tộc Việt Nam nhất định không bao giờ chịu nô lệ một lần nữa (tháng 9/ 1946).


                 HCM-83.jpg

Ảnh tư liệu: Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch ra mắt quốc dân (ngày 3/11/1946).

                    Cùng với sự lãnh đạo sáng suốt tài tình của Người, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đã đồng lòng, chung sức làm nên những chiến thắng vang dội trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, đập tan âm mưu đen tối của các thế lực thù địch, phản động, bảo vệ và giữ vững chính quyền cách mạng.
 
               chien thang bien gioi.jpg
 
 
Ảnh tư liệu: Chủ tịch Hồ Chí Minh quan sát trận địa cứ điểm Đông Khê trong chiến dịch
   Biên Giới năm 1950.


              Tại Đại hội lần thứ II của Đảng (năm 1951), Người được bầu làm Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược đã giành thắng lợi vẻ vang, kết thúc bằng chiến dịch Điện Biên Phủ (7/5/1954) toàn thắng - mốc son chói lọi của thế kỷ XX, gây tiếng vang lớn “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

              2-1557113409.jpg

Ảnh tư liệu: Chủ tịch Hồ chí Minh chủ trì cuộc họp về chiến dịch Điện Biên Phủ (tháng 12/ 1953).

Miền Bắc hoàn toàn giải phóng, Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục lãnh đạo nhân dân thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam là tiến hành cách mạng XHCN ở Miền Bắc, đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước.

Đại hội lần thứ III của Đảng (tháng 9/1960) đã nhất trí bầu Chủ tịch Hồ Chí Minh làm Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam. Quốc hội khóa II, khóa III bầu Người làm Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Cùng với Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra đường lối đúng đắn lãnh đạo cuộc kháng chiến vĩ đại của nhân dân ta chống đế quốc Mỹ và tay sai kéo dài 21 năm và kết thúc bằng cuộc Tổng tiến công nổi dậy mùa Xuân năm 1975 với đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã giành thắng lợi hoàn toàn đưa Tổ quốc ta giành độc lập và thống nhất hai miền Nam- Bắc, mở ra một kỷ nguyên mới: Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; từ đây toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta cùng nhau đoàn kết trong cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

                 Ngày 02 tháng 9 năm 1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời, để lại muôn vàn sự tiếc thương cho toàn Đảng, dân tộc Việt Nam và nhân dân thế giới. Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh vô cùng vĩ đại, có những cống hiến xuất sắc cho dân tộc và cho nhân loại tiến bộ. Nhân dịp kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) đã phong tặng Chủ tịch Hồ Chí Minh danh hiệu “Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới”.

    Chủ tịch Hồ Chí Minh là biểu tượng sáng ngời và cao đẹp của chủ nghĩa yêu nước chân chính kết hợp nhuần nhuyễn với chủ nghĩa Quốc tế Cộng sản. Ngay từ khi đến với Chủ nghĩa Mác - Lênin - ánh sáng chân lý của thời đại, tấm lòng của Người luôn hướng về nhân dân các dân tộc bị áp bức, chiến đấu không mệt mỏi vì một thế giới hòa bình, các dân tộc được tự do và bình đẳng, con người được sống hạnh phúc.

     Ngày nay, trong sự nghiệp đổi mới đất nước, hội nhập với thế giới, Tư tưởng Hồ Chí Minh là tài sản tinh thần vô giá, là nền tảng và kim chỉ nam soi sáng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN của Đảng và dân tộc ta.Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã thấm sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, đã trở thành văn hóa, hồn cốt dân tộc Việt. Cốt lõi trong tư tưởng văn hóa Hồ Chí Minh là lòng yêu nước, thương dân sâu sắc, tư tưởng nhân văn thương yêu con người, hết lòng phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân.Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh mãi mãi soi đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh

                    Cả cuộc đời hoạt động cách mạng gần 60 năm, Người đã chiến đấu bền bỉ để chống áp bức bóc lột, cống hiến  cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và nhân loại; Người đã đóng góp tâm sức và trí tuệ cho dân tộc, cho phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Hồ Chí Minh không chỉ là nhà tư tưởng lỗi lạc, mà còn là nhà hoạt động thực tiễn xuất sắc; không chỉ là một Chính trị gia vĩ đại, mà còn là Nhà văn hóa kiệt xuất. Các nhà nghiên cứu trong nước cũng như thế giới đã và tiếp tục bàn đến văn hóa chính trị, đạo đức Hồ Chí Minh. Trong lịch sử hiện đại của nhân loại đã và đang có đổi thay về mọi mặt, nhưng vẫn còn nguyên vẹn nhiều giá trị có ý nghĩa thực tiễn lớn lao. Một trong những giá trị trường tồn bất diệt đó có di sản Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Bao trùm nội dung Tư tưởng của Hồ Chí Minh đó là: Nhân đạo và hòa bình; Tổ quốc và nhân loại; Dân chủ và nhân văn; Tự do và hạnh phúc; Tinh thần yêu nước và chủ nghĩa dân tộc chân chính, Đạo đức cách mạng cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư…

    Thiết thực chào mừng kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Đồng Lợi tiếp tục quyết tâm thực hiện thắng lợi Chỉ thị số 05 - CT/TW ngày 15/5/2016 của Ban Chấp Hành Trung ương Đảng “Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, phát huy cao độ truyền thống cách mạng kiên cường, đoàn kết, năng động, sáng tạo, xây dựng nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc…phấn đấu hoàn thành tốt các kế hoạch, mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2020 và những năm tiếp theo mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã đã đề ra; góp phần xây dựng quê hương Đồng Lợi ngày càng giàu đẹp, văn minh./. 

                                                                                   Người biên tập: Lê Nam - CCVH