Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
256285

Hậu quả và tác hại của pháo nổ đối với đời sống nhân dân

Ngày 24/12/2022 17:34:34

Trong những năm qua, các hành vi trái phép về sản xuất, buôn bán, vận chuyển và đốt pháo trong nhân dân vào các dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán, đã gây ảnh hưởng xấu đến đời sống sinh hoạt, tình hình an ninh trật tự, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước và địa phương. Pháo và thuốc pháo là một trong những nguyên nhân gây ra nhiều vụ cháy nổ, làm thiệt hại tính mạng và tài sản cho nhân dân, gây thiệt hại vật chất ước tính hàng nghìn tỷ đồng; chưa kể các chi phí cho những người tàn tật và mất khả năng lao động do các hoạt động trái phép về pháo gây ra.

Trong những năm qua, các hành vi trái phép về sản xuất, buôn bán, vận chuyển và đốt pháo trong nhân dân vào các dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán, đã gây ảnh hưởng xấu đến đời sống sinh hoạt, tình hình an ninh trật tự, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế, văn hóa,  xã hội của đất nước và địa phương. Pháo và thuốc pháo là  một trong những nguyên nhân gây ra  nhiều vụ cháy nổ, làm thiệt hại tính mạng và tài sản cho nhân dân, gây thiệt hại vật chất ước tính hàng nghìn tỷ đồng; chưa kể các chi phí  cho những người tàn tật và mất khả năng lao động do các hoạt động trái phép về pháo gây ra.

Trải theo thời gian rất dài của lịch sử, pháo đã có sự phát triển rất đa dạng về kiểu dáng, hình thức, phần lớn được làm thủ công. Trước đây, ở nước ta, cứ đến đêm Giao thừa, nhà nhà lại đốt pháo để đón chào năm mới. Sau tràng tiếng nổ đinh tai nhức óc , trên các mặt đất còn lại đầy xác pháo và các đám khói mù mịt. Tập tục này tuy có đem lại cho mọi người niềm hân hoan, phấn khởi trong ngày lễ Tết nhưng cũng đem lại những nguy hại khôn lường.

Khi đốt pháo, ngoài các tiếng nổ cùng ánh sáng nhiều màu nhiều vẻ, còn có những đám bụi khói bay mù mịt. Một lượng lớn khí lưu huỳnh, điôxít nitơ các bon là những khí có hại cho sức khỏe con người và bụi của các ô xít kim loại hòa tan vào nước mưa để tạo lên những cơn mưa a xít phá hoại mùa màng, hủy hoại môi trường sống. Khi đốt quá nhiều pháo mà gặp lúc không có gió, áp suất khí quyển thấp không thể bay tản sẽ kích thích đường hô hấp gây lên các bệnh ho, viêm phế quản. Nhiều nghiên cứu cho thấy, thuốc pháo có liên quan đến hàng loạt bệnh hô hấp, hen suyễn.

Ngoài ra, khi làm pháo, vận chuyển, tàng trữ và đốt pháo nổ nếu sơ suất có thể làm nổ một lượng lớn thuốc pháo gây thương tích lớn hoặc dẫn đến tử vong. ở nước ta trước đây, trong các ngày lễ Tết, đặc biệt vào dịp Tết Nguyên Đán đã xảy ra nhiều trường hợp thương vong đau lòng, mỗi năm có hàng trăm người chết, hàng ngàn người bị thương do tai nạn từ pháo gây lên. Khi đốt pháo tiếng nổ quá lớn góp phần gây ô nhiễm âm thanh, tác động có hại cho trật tự công cộng.

Về kinh tế, trước đây, mỗi năm riêng việc đốt pháo các gia đình đã tiêu tốn nhiều chục tỷ đồng, đó là chưa tính đến việc bắn pháo hoa công cộng. Trong khi đó chúng ta còn là một nước nghèo đang trên đường phát triển, thu nhập bình quân đầu người chưa cao còn nhiều vùng khó khăn rất cần sự quan tâm đầu tư , còn nhiều người nghèo cần sự chia sẻ, đùm bọc miếng cơm manh áo.

Chính vì những tác hại nghiêm trọng nêu trên, ở nước ta đã có quy định cấm đốt pháo và được đại đa số nhân dân tự giác chấp hành. Nghị định 137/2020 ngày 27 tháng 11 năm 202 1của Thủ tướng Chính Phủ về quản lý, sử dụng pháo (có hiệu lực thi hành từ ngày 11/01/2021) là một bước quyết liệt hơn nữa trong vấn đề quản lý, sử dụng pháo nhằm bảo đảm an ninh, vì sự bình yên của người dân.

Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023 đang đến gần. Vì vậy, theo dự báo tình hình việc nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển buôn bán, đốt các loại pháo trái phép diễn biến phức tạp, khó lường, đòi hỏi các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể cần đẩy mạnh hơn nữa việc vận động tuyên truyền để các tầng lớp nhân dân nhận thức sâu sắc tác hại nguy hiểm của việc buôn bán, tàng trữ, vận chuyển và đốt các loại pháo, vật liệu nổ.

Với một tư duy đổi mới và tinh thần cầu thị tích cực, chúng ta đã, đang và sẽ chấm dứt những hủ tục không có lợi cho cộng đồng để hướng tới một ngày mai tươi sáng, hạnh phúc cho tất cả mọi người. Cùng với sự vào cuộc tích cực quyết liệt của cả hệ thống chính trị và ý thức tự giác tuân thủ pháp luật của mỗi người dân, chúng mong rằng Tết Quý Mão năm 2023 sẽ là một cái Tết không có tiếng pháo,  bình yên, vui vẻ , hạnh phúc.
                                                                                                                                                                                                                                                Lê Nam- CCVHXH                                                    

Hậu quả và tác hại của pháo nổ đối với đời sống nhân dân

Đăng lúc: 24/12/2022 17:34:34 (GMT+7)

Trong những năm qua, các hành vi trái phép về sản xuất, buôn bán, vận chuyển và đốt pháo trong nhân dân vào các dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán, đã gây ảnh hưởng xấu đến đời sống sinh hoạt, tình hình an ninh trật tự, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước và địa phương. Pháo và thuốc pháo là một trong những nguyên nhân gây ra nhiều vụ cháy nổ, làm thiệt hại tính mạng và tài sản cho nhân dân, gây thiệt hại vật chất ước tính hàng nghìn tỷ đồng; chưa kể các chi phí cho những người tàn tật và mất khả năng lao động do các hoạt động trái phép về pháo gây ra.

Trong những năm qua, các hành vi trái phép về sản xuất, buôn bán, vận chuyển và đốt pháo trong nhân dân vào các dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán, đã gây ảnh hưởng xấu đến đời sống sinh hoạt, tình hình an ninh trật tự, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế, văn hóa,  xã hội của đất nước và địa phương. Pháo và thuốc pháo là  một trong những nguyên nhân gây ra  nhiều vụ cháy nổ, làm thiệt hại tính mạng và tài sản cho nhân dân, gây thiệt hại vật chất ước tính hàng nghìn tỷ đồng; chưa kể các chi phí  cho những người tàn tật và mất khả năng lao động do các hoạt động trái phép về pháo gây ra.

Trải theo thời gian rất dài của lịch sử, pháo đã có sự phát triển rất đa dạng về kiểu dáng, hình thức, phần lớn được làm thủ công. Trước đây, ở nước ta, cứ đến đêm Giao thừa, nhà nhà lại đốt pháo để đón chào năm mới. Sau tràng tiếng nổ đinh tai nhức óc , trên các mặt đất còn lại đầy xác pháo và các đám khói mù mịt. Tập tục này tuy có đem lại cho mọi người niềm hân hoan, phấn khởi trong ngày lễ Tết nhưng cũng đem lại những nguy hại khôn lường.

Khi đốt pháo, ngoài các tiếng nổ cùng ánh sáng nhiều màu nhiều vẻ, còn có những đám bụi khói bay mù mịt. Một lượng lớn khí lưu huỳnh, điôxít nitơ các bon là những khí có hại cho sức khỏe con người và bụi của các ô xít kim loại hòa tan vào nước mưa để tạo lên những cơn mưa a xít phá hoại mùa màng, hủy hoại môi trường sống. Khi đốt quá nhiều pháo mà gặp lúc không có gió, áp suất khí quyển thấp không thể bay tản sẽ kích thích đường hô hấp gây lên các bệnh ho, viêm phế quản. Nhiều nghiên cứu cho thấy, thuốc pháo có liên quan đến hàng loạt bệnh hô hấp, hen suyễn.

Ngoài ra, khi làm pháo, vận chuyển, tàng trữ và đốt pháo nổ nếu sơ suất có thể làm nổ một lượng lớn thuốc pháo gây thương tích lớn hoặc dẫn đến tử vong. ở nước ta trước đây, trong các ngày lễ Tết, đặc biệt vào dịp Tết Nguyên Đán đã xảy ra nhiều trường hợp thương vong đau lòng, mỗi năm có hàng trăm người chết, hàng ngàn người bị thương do tai nạn từ pháo gây lên. Khi đốt pháo tiếng nổ quá lớn góp phần gây ô nhiễm âm thanh, tác động có hại cho trật tự công cộng.

Về kinh tế, trước đây, mỗi năm riêng việc đốt pháo các gia đình đã tiêu tốn nhiều chục tỷ đồng, đó là chưa tính đến việc bắn pháo hoa công cộng. Trong khi đó chúng ta còn là một nước nghèo đang trên đường phát triển, thu nhập bình quân đầu người chưa cao còn nhiều vùng khó khăn rất cần sự quan tâm đầu tư , còn nhiều người nghèo cần sự chia sẻ, đùm bọc miếng cơm manh áo.

Chính vì những tác hại nghiêm trọng nêu trên, ở nước ta đã có quy định cấm đốt pháo và được đại đa số nhân dân tự giác chấp hành. Nghị định 137/2020 ngày 27 tháng 11 năm 202 1của Thủ tướng Chính Phủ về quản lý, sử dụng pháo (có hiệu lực thi hành từ ngày 11/01/2021) là một bước quyết liệt hơn nữa trong vấn đề quản lý, sử dụng pháo nhằm bảo đảm an ninh, vì sự bình yên của người dân.

Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023 đang đến gần. Vì vậy, theo dự báo tình hình việc nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển buôn bán, đốt các loại pháo trái phép diễn biến phức tạp, khó lường, đòi hỏi các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể cần đẩy mạnh hơn nữa việc vận động tuyên truyền để các tầng lớp nhân dân nhận thức sâu sắc tác hại nguy hiểm của việc buôn bán, tàng trữ, vận chuyển và đốt các loại pháo, vật liệu nổ.

Với một tư duy đổi mới và tinh thần cầu thị tích cực, chúng ta đã, đang và sẽ chấm dứt những hủ tục không có lợi cho cộng đồng để hướng tới một ngày mai tươi sáng, hạnh phúc cho tất cả mọi người. Cùng với sự vào cuộc tích cực quyết liệt của cả hệ thống chính trị và ý thức tự giác tuân thủ pháp luật của mỗi người dân, chúng mong rằng Tết Quý Mão năm 2023 sẽ là một cái Tết không có tiếng pháo,  bình yên, vui vẻ , hạnh phúc.
                                                                                                                                                                                                                                                Lê Nam- CCVHXH