Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
256285

Công tác ruộng đất, chuyển đổi đất trồng lúa sang các loại cây trồng khác và kết hợp nuôi trồng thủy sản

Ngày 21/04/2023 15:38:38

Thực hiện Phương án chuyển đổi đất trồng lúa sang cây trồng khác mang lại hiệu quả kinh tế cao số 4409/PA-UBND ngày 18/11/2020 của UBND huyện Triệu Sơn về việc chuyển đổi đất trồng lúa sang các loại cây trồng khác và kết hợp nuôi trồng thủy sản có hiệu quả cao hơn trên địa bàn huyện Triệu sơn giai đoạn 2021-2025;
Căn cứ Quyết định số 388/QĐ-UBND ngày 18/01/2023 của UBND huyện Triệu Sơn về việc  ban hành Kế hoạch hành động của UBND tỉnh, Nghị quyết của Huyện ủy, HĐND huyện về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2023.
UBND xã Đồng Lợi đã xây dựng Kế hoạch tích tụ, chuyển đổi đất trồng lúa sang các loại cây trồng khác và kết hợp nuôi trồng thủy sản để có hiệu quả kinh tế cao hơn trên địa bàn xã năm 2023. Theo đó mục đích chung tích tụ, , chuyển đổi đất trồng lúa sang các loại cây trồng nhằm thực hiện thành công tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp nói chung và đất trồng lúa nói riêng. Phát huy tối đa tiềm năng của quỹ đất nông nghiệp, đối với những diện tích trồng lúa không thể canh tác hoặc hiệu quả sản xuất thấp chuyển đổi sang các đối tượng cây trồng phù hợphiệu quả kinh tế cao hơn. Mục tiêu cụ thể tích tụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa năm 2023 trên toàn địa bàn xã Đồng Lợi cụ  nhằmsản xuất nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao: 15 ha; Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa: 18 ha. Phát huy sức mạnh của toàn bộ hệ thống chính trị, thực hiện tốt nguyên tắc “tập trung dân chủ”, đặc biệt chú trọng vai trò của việc tuyên truyền, vận động, thuyết phục nhân dân thực hiện chủ trương, kế hoạch đã đề ra. Thành lập Ban chỉ đạo, Tổ giúp việc Ban chỉ đạo tích tụ, chuyển đổi đất trồng lúa sang các loại cây trồng khác và kết hợp với nuôi trồng thủy sản. Giao chỉ tiêu tích tụ, chuyển đổi cho từng đơn vị, đảm bảo đạt chỉ tiêu huyện giao, tạo điều kiện cho nhân dân tiếp cận các chính sách về tích tụ, chuyển đổi đất trồng lúa.

Để thực hiện tốt công tác tích tụ ruộng đất, UBND xã đã thống nhất nguyên tắc tích tụ ruộng đất là không làm mất đi các điều kiện phù hợp để trồng lúa trở lại; không gây ô nhiễm, thoái hóa đất trồng lúa; không làm hư hỏng công trình giao thông, công trình thủy lợi phục vụ trồng lúa. Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ trồng lúa sang trồng cây hàng năm, cây lâu năm hoặc trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản trên đất trồng lúa của  UBND xã đảm bảo công khai, minh bạch. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ trồng lúa sang trồng cây lâu năm phải theo vùng, để hình thành các vùng sản xuất tập trung và khai thác hiệu quả cơ sở hạ tầng sẵn có; phù hợp với định hướng hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp của địa phương. Trường hợp trồng lúa đồng thời kết hợp nuôi trồng thủy sản, cho phép sử dụng tối đa 20% diện tích đất trồng lúa để hạ thấp mặt bằng cho nuôi trồng thủy sản, độ sâu của mặt bằng hạ thấp không quá 120 cm, khi cần thiết phải phục hồi lại được mặt bằng để trồng lúa trở lại.

 Về nội dung thực hiện kế hoạch tích tụ, chuyển đổi đất trồng lúa sang cây trồng khác là Xây dựng và triển khai kế hoạch tích tụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa.Tổ chức các cuộc họp ở thôn (họp chi bộ, họp dân) triển khai rộng rãi nội dung kế hoạch tích tụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa, nhằm mục đích: Tuyên truyền chủ trương tích tụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng; Vận động, thuyết phục nhân dân đồng ý tham gia mô hình tích tụ, chuyển đổi hoặc cho các nhà đầu tư chuyển nhượng, cho thuê đất để sản xuất. Thực hiện sản xuất theo mô hình tích tụ, chuyển đổi.
 Nhiệm vụ cụ thể kế hoạch tích tụ, chuyển đổi đất trồng lúa sang cây trồng khác là:
Thứ nhất: Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa
a. Chuyển đổi sang trồng cây ăn quả
- Tổng diện tích: 7.0 ha
+ Thôn Quần Nham 1: Vùng Trên đồng diện tích 2.0 ha  
+ Thôn Quần Nham 2: Vùng Mã pheo diện tích 2.0 ha
+ Thôn Lộc Trạch: Vùng Cồn út, diện tích 1.0 ha
+ Thôn Long Vân: Vùng Cồn Đồi diện tích 1.0 ha
+ Thôn Lộc Nham: Vùng Đồng máng 1.0 ha
b. Chuyển đổi sang trồng cây rau màu các loại:
- Tổng diện tích: 03 ha.
+ Thôn Quần Nham 1: Vùng Mã thuyền diện tích 1.0 ha,
+ Thôn Long Vân: Vùng Hàn đung, diện tích 1.0 ha
+ Thôn Lộc Nham: Vùng Trước làng 1.0 ha
- Trồng các loại cây rau màu,củ quả có giá trị kinh tế cao khuyến khích các mô hình nhà màng, nhà lưới.
c. Chuyển đổi sang trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản.
- Tổng diện tích: 8.0 ha
+ Thôn Lọc Trạch: Vùng Ông Vệ, Nấp Thủy, Nền xiêm diện tích 3.0 ha.   
+ Thôn Long Vân: Vùng Dọc múa diện tích 2.0 ha.
+ Thôn Thọ Lộc: Vùng Nghĩa trang, cống đá diện tích 3.0 ha.    
- Có thể sử dụng một trong hai hình thức: trồng một vụ lúa và một vụ thủy sản hoặc trồng lúa đồng thời kết hợp nuôi trồng thủy sản.
Thứ hai tích tụ, tập trung để sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao cụ thể:
- Vùng quy hoạch:
+ Các vùng nằm trong quy hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng.
+ Đối với vùng sản xuất lúa chất lượng cao.
Để thực hiện tốt công tác chuyển đổi đất trồng lúa sang cây trồng khác đạt chất lượng và hiệu quả cao cần tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể các cấp và HTXDVNN trong việc triển khai thực hiện phương án. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, điều hành của chính quyền, huy động cả hệ thống chính trị từ Đảng ủy thị trấn đến các phố trên cơ sở quán triệt sâu sắc những nội dung của phương án để triển khai thực hiện có hiệu quả. Tăng cường tuyên truyền để nâng cao nhận thức cho nhân dân để nhân dân thấy rõ được lợi ích của việc chuyển đổi diện tích đất trồng lúa sang các loại cây trồng khác để có hiệu quả kinh tế cao hơn. Nâng cao hiệu quả hoạt động của HTXDVNN, phối hợp với các phốthực hiện tích tụ sản xuất qua mô hình sản xuất lúa chất lượng cao. Mặt trận tổ quốc, các ban ngành đoàn thể tổ chức hội nghị tuyên truyền vận động hội viên, đoàn viên của mình, vận động các hộ dân có diện tích đất trồng lúa trong vùng quy hoạch thực hiện chuyển đổi sang các loại cây trồng khác hiệu quả kinh tế cao hơn.Tổ chức quán triệt đến cán bộ, đảng viên và nhân dân trong toàn xã về tái cơ cấu ngành nông nghiệp, xác định chuyển đổi thành công cây trồng trên đất lúa là nhiệm vụ trọng tâm trong sản xuất nông nghiệp đến năm 2025.Tuyên truyền vận động để nâng cao nhận thức của người sản xuất, của các tổ chức kinh tế, xã hội về việc thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa với mục tiêu nâng cao hiệu quả kinh tế.  Phổ biến, hướng dẫn các quy định về chuyển đổi đất trồng lúa để cán bộ, nông dân hiểu rõ và triển khai thực hiện.
 Đối với Hội Nông dân, HTX dịch vụ Nông nghiệp cần xây dựng mô hình điểm chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa để làm cơ sở đánh giá, rút kinh nghiệm và triển khai nhân rộng. Hướng dẫn các biện pháp kỹ thuật trong sản xuất. Tăng cường ứng dụng  chuyển giao khoa học công nghệ và tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, chú trọng những cây trồng mới. Liên kết, phối hợp tổ chức thường xuyên các lớp tập huấn, chuyển giao công nghệ cho người sản xuất; xây dựng và nhân rộng các mô hình điển hình trong chuyển đổi đất lúa, trên cơ sở đó đề xuất mở rộng, phát triển những đối tượng cây trồng có tiềm năng về chất lượng, sản lượng và hiệu quả kinh tế.

                                                                                                                Lê Nam-CCVHXH

                                                                                         

Công tác ruộng đất, chuyển đổi đất trồng lúa sang các loại cây trồng khác và kết hợp nuôi trồng thủy sản

Đăng lúc: 21/04/2023 15:38:38 (GMT+7)

Thực hiện Phương án chuyển đổi đất trồng lúa sang cây trồng khác mang lại hiệu quả kinh tế cao số 4409/PA-UBND ngày 18/11/2020 của UBND huyện Triệu Sơn về việc chuyển đổi đất trồng lúa sang các loại cây trồng khác và kết hợp nuôi trồng thủy sản có hiệu quả cao hơn trên địa bàn huyện Triệu sơn giai đoạn 2021-2025;
Căn cứ Quyết định số 388/QĐ-UBND ngày 18/01/2023 của UBND huyện Triệu Sơn về việc  ban hành Kế hoạch hành động của UBND tỉnh, Nghị quyết của Huyện ủy, HĐND huyện về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2023.
UBND xã Đồng Lợi đã xây dựng Kế hoạch tích tụ, chuyển đổi đất trồng lúa sang các loại cây trồng khác và kết hợp nuôi trồng thủy sản để có hiệu quả kinh tế cao hơn trên địa bàn xã năm 2023. Theo đó mục đích chung tích tụ, , chuyển đổi đất trồng lúa sang các loại cây trồng nhằm thực hiện thành công tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp nói chung và đất trồng lúa nói riêng. Phát huy tối đa tiềm năng của quỹ đất nông nghiệp, đối với những diện tích trồng lúa không thể canh tác hoặc hiệu quả sản xuất thấp chuyển đổi sang các đối tượng cây trồng phù hợphiệu quả kinh tế cao hơn. Mục tiêu cụ thể tích tụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa năm 2023 trên toàn địa bàn xã Đồng Lợi cụ  nhằmsản xuất nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao: 15 ha; Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa: 18 ha. Phát huy sức mạnh của toàn bộ hệ thống chính trị, thực hiện tốt nguyên tắc “tập trung dân chủ”, đặc biệt chú trọng vai trò của việc tuyên truyền, vận động, thuyết phục nhân dân thực hiện chủ trương, kế hoạch đã đề ra. Thành lập Ban chỉ đạo, Tổ giúp việc Ban chỉ đạo tích tụ, chuyển đổi đất trồng lúa sang các loại cây trồng khác và kết hợp với nuôi trồng thủy sản. Giao chỉ tiêu tích tụ, chuyển đổi cho từng đơn vị, đảm bảo đạt chỉ tiêu huyện giao, tạo điều kiện cho nhân dân tiếp cận các chính sách về tích tụ, chuyển đổi đất trồng lúa.

Để thực hiện tốt công tác tích tụ ruộng đất, UBND xã đã thống nhất nguyên tắc tích tụ ruộng đất là không làm mất đi các điều kiện phù hợp để trồng lúa trở lại; không gây ô nhiễm, thoái hóa đất trồng lúa; không làm hư hỏng công trình giao thông, công trình thủy lợi phục vụ trồng lúa. Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ trồng lúa sang trồng cây hàng năm, cây lâu năm hoặc trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản trên đất trồng lúa của  UBND xã đảm bảo công khai, minh bạch. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ trồng lúa sang trồng cây lâu năm phải theo vùng, để hình thành các vùng sản xuất tập trung và khai thác hiệu quả cơ sở hạ tầng sẵn có; phù hợp với định hướng hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp của địa phương. Trường hợp trồng lúa đồng thời kết hợp nuôi trồng thủy sản, cho phép sử dụng tối đa 20% diện tích đất trồng lúa để hạ thấp mặt bằng cho nuôi trồng thủy sản, độ sâu của mặt bằng hạ thấp không quá 120 cm, khi cần thiết phải phục hồi lại được mặt bằng để trồng lúa trở lại.

 Về nội dung thực hiện kế hoạch tích tụ, chuyển đổi đất trồng lúa sang cây trồng khác là Xây dựng và triển khai kế hoạch tích tụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa.Tổ chức các cuộc họp ở thôn (họp chi bộ, họp dân) triển khai rộng rãi nội dung kế hoạch tích tụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa, nhằm mục đích: Tuyên truyền chủ trương tích tụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng; Vận động, thuyết phục nhân dân đồng ý tham gia mô hình tích tụ, chuyển đổi hoặc cho các nhà đầu tư chuyển nhượng, cho thuê đất để sản xuất. Thực hiện sản xuất theo mô hình tích tụ, chuyển đổi.
 Nhiệm vụ cụ thể kế hoạch tích tụ, chuyển đổi đất trồng lúa sang cây trồng khác là:
Thứ nhất: Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa
a. Chuyển đổi sang trồng cây ăn quả
- Tổng diện tích: 7.0 ha
+ Thôn Quần Nham 1: Vùng Trên đồng diện tích 2.0 ha  
+ Thôn Quần Nham 2: Vùng Mã pheo diện tích 2.0 ha
+ Thôn Lộc Trạch: Vùng Cồn út, diện tích 1.0 ha
+ Thôn Long Vân: Vùng Cồn Đồi diện tích 1.0 ha
+ Thôn Lộc Nham: Vùng Đồng máng 1.0 ha
b. Chuyển đổi sang trồng cây rau màu các loại:
- Tổng diện tích: 03 ha.
+ Thôn Quần Nham 1: Vùng Mã thuyền diện tích 1.0 ha,
+ Thôn Long Vân: Vùng Hàn đung, diện tích 1.0 ha
+ Thôn Lộc Nham: Vùng Trước làng 1.0 ha
- Trồng các loại cây rau màu,củ quả có giá trị kinh tế cao khuyến khích các mô hình nhà màng, nhà lưới.
c. Chuyển đổi sang trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản.
- Tổng diện tích: 8.0 ha
+ Thôn Lọc Trạch: Vùng Ông Vệ, Nấp Thủy, Nền xiêm diện tích 3.0 ha.   
+ Thôn Long Vân: Vùng Dọc múa diện tích 2.0 ha.
+ Thôn Thọ Lộc: Vùng Nghĩa trang, cống đá diện tích 3.0 ha.    
- Có thể sử dụng một trong hai hình thức: trồng một vụ lúa và một vụ thủy sản hoặc trồng lúa đồng thời kết hợp nuôi trồng thủy sản.
Thứ hai tích tụ, tập trung để sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao cụ thể:
- Vùng quy hoạch:
+ Các vùng nằm trong quy hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng.
+ Đối với vùng sản xuất lúa chất lượng cao.
Để thực hiện tốt công tác chuyển đổi đất trồng lúa sang cây trồng khác đạt chất lượng và hiệu quả cao cần tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể các cấp và HTXDVNN trong việc triển khai thực hiện phương án. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, điều hành của chính quyền, huy động cả hệ thống chính trị từ Đảng ủy thị trấn đến các phố trên cơ sở quán triệt sâu sắc những nội dung của phương án để triển khai thực hiện có hiệu quả. Tăng cường tuyên truyền để nâng cao nhận thức cho nhân dân để nhân dân thấy rõ được lợi ích của việc chuyển đổi diện tích đất trồng lúa sang các loại cây trồng khác để có hiệu quả kinh tế cao hơn. Nâng cao hiệu quả hoạt động của HTXDVNN, phối hợp với các phốthực hiện tích tụ sản xuất qua mô hình sản xuất lúa chất lượng cao. Mặt trận tổ quốc, các ban ngành đoàn thể tổ chức hội nghị tuyên truyền vận động hội viên, đoàn viên của mình, vận động các hộ dân có diện tích đất trồng lúa trong vùng quy hoạch thực hiện chuyển đổi sang các loại cây trồng khác hiệu quả kinh tế cao hơn.Tổ chức quán triệt đến cán bộ, đảng viên và nhân dân trong toàn xã về tái cơ cấu ngành nông nghiệp, xác định chuyển đổi thành công cây trồng trên đất lúa là nhiệm vụ trọng tâm trong sản xuất nông nghiệp đến năm 2025.Tuyên truyền vận động để nâng cao nhận thức của người sản xuất, của các tổ chức kinh tế, xã hội về việc thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa với mục tiêu nâng cao hiệu quả kinh tế.  Phổ biến, hướng dẫn các quy định về chuyển đổi đất trồng lúa để cán bộ, nông dân hiểu rõ và triển khai thực hiện.
 Đối với Hội Nông dân, HTX dịch vụ Nông nghiệp cần xây dựng mô hình điểm chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa để làm cơ sở đánh giá, rút kinh nghiệm và triển khai nhân rộng. Hướng dẫn các biện pháp kỹ thuật trong sản xuất. Tăng cường ứng dụng  chuyển giao khoa học công nghệ và tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, chú trọng những cây trồng mới. Liên kết, phối hợp tổ chức thường xuyên các lớp tập huấn, chuyển giao công nghệ cho người sản xuất; xây dựng và nhân rộng các mô hình điển hình trong chuyển đổi đất lúa, trên cơ sở đó đề xuất mở rộng, phát triển những đối tượng cây trồng có tiềm năng về chất lượng, sản lượng và hiệu quả kinh tế.

                                                                                                                Lê Nam-CCVHXH