Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
256285

Thực hành tốt vệ sinh cá nhân trong sản xuất, chế biến thực phẩm

Ngày 01/01/1970 08:00:00

Theo quy định của Bộ Y tế người tiếp xúc với thực phẩm phải Tuân thủ quy định về sức khỏe, kiến thức và thực hành khi trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Thực hành của người trực tiếp sản xuất, chế biến thực phẩm cũng quyết định đến an toàn thực phẩm đối với sản phẩm thực phẩm được làm ra. Để đảm bảo an toàn thực phẩm, chủ động phòng ngừa ngộ độc phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm, khi tiếp xúc với thực phẩm, người trực tiếp sản xuất, chế biến thực phấm thực hiện tốt vệ sinh cá nhân như sau

1.    Duy trì định kỳ hàng năm khám sức khỏe.
2.    Thường xuyên tắm rửa, gội đầu trước khi đi làm và sau khi đi làm về.
3.    Không đế móng tay dài, giữ bàn tay sạch sẽ, không sơn móng tay.
4.    Thực hiện “Thực hành tốt bàn tay”:
“Rửa tay trước khi: Sản xuất, chế biến thực phẩm, tiếp xúc với thực phẩm chín.
   Rửa tay sau khi: Đi vệ sinh, tiếp xúc với thực phẩm sống, xì mũi, tiếp xúc với các bề mặt bẩn, đố rác, chất thải, các loại hoá chất, gãi ngứa, ngoáy tai, ngoáy mũi hoặc đụng tay vào các bộ phận của cơ thế, quần áo, hút thuốc, đụng tay vào súc vật, mỗi lần nghỉ giải lao.
-   Lau khô tay sau khi rửa bằng khăn giấy dùng một lần, khăn bông sạch hoặc máy thối khô, không lau chùi vào quần áo, váy, tạp dề để làm khô tay.
-   Rửa kỹ tay bằng xà phòng và nước sạch cả gan bàn tay và mu bàn tay, cổ tay các khe ngón tay và nếp móng tay.
-   Không đế móng tay dài nếu có vết xước ở bàn tay và ngón tay thì cần được băng bó bằng gạc không thấm nước và nên đi găng tay khi tiếp xúc với thực phẩm.
   5. Trang phục cá nhân luôn giữ sạch sẽ, gọn gàng, có mũ chụp tóc khi sản xuất, chế biến thực phẩm.
  6. Khi có vết thương trên da thì không được trực tiếp tiếp xúc với thực phẩm, cần được băng bó kín bằng băng gạc không thấm nước
  7. Không tiếp xúc với thực phẩm khi bị sốt, bị các bệnh truyền nhiễm và các chứng bệnh: Lao, lỵ, thương hàn, tả, ỉa chảy, mụn nhọt, són đái, són phân, viêm gan virus, viêm mũi, viêm họng mũ, các bệnh nhiễm trùng ngoài da, các bệnh da liễu, người lành mang trùng đường ruột.
8. Không đeo đồng hồ, trang sức khi tiếp xúc với thực phẩm.
9. Không dùng tay trực tiếp để bốc, chia thực phẩm mà dùng kẹp, găng tay dùng một lần bốc, chia thực phẩm, thực phẩm chín ăn ngay.
10. Không ho, hắt hơi, xỉ mũi, hút thuốc, nhai kẹo, cười, nói to trong khu vực sản xuất, chế biến thực phẩm.

Nguồn sưu tầm: Sổ tay tuyên truyền về an toàn thực phẩm của Văn phòng Điều phối về vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh (NXB Thanh Hóa năm 2022)

 

                                                                                                 

 

 

 

                                                                                                 

                                                                                         

  

Thực hành tốt vệ sinh cá nhân trong sản xuất, chế biến thực phẩm

Đăng lúc: 01/01/1970 08:00:00 (GMT+7)

Theo quy định của Bộ Y tế người tiếp xúc với thực phẩm phải Tuân thủ quy định về sức khỏe, kiến thức và thực hành khi trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Thực hành của người trực tiếp sản xuất, chế biến thực phẩm cũng quyết định đến an toàn thực phẩm đối với sản phẩm thực phẩm được làm ra. Để đảm bảo an toàn thực phẩm, chủ động phòng ngừa ngộ độc phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm, khi tiếp xúc với thực phẩm, người trực tiếp sản xuất, chế biến thực phấm thực hiện tốt vệ sinh cá nhân như sau

1.    Duy trì định kỳ hàng năm khám sức khỏe.
2.    Thường xuyên tắm rửa, gội đầu trước khi đi làm và sau khi đi làm về.
3.    Không đế móng tay dài, giữ bàn tay sạch sẽ, không sơn móng tay.
4.    Thực hiện “Thực hành tốt bàn tay”:
“Rửa tay trước khi: Sản xuất, chế biến thực phẩm, tiếp xúc với thực phẩm chín.
   Rửa tay sau khi: Đi vệ sinh, tiếp xúc với thực phẩm sống, xì mũi, tiếp xúc với các bề mặt bẩn, đố rác, chất thải, các loại hoá chất, gãi ngứa, ngoáy tai, ngoáy mũi hoặc đụng tay vào các bộ phận của cơ thế, quần áo, hút thuốc, đụng tay vào súc vật, mỗi lần nghỉ giải lao.
-   Lau khô tay sau khi rửa bằng khăn giấy dùng một lần, khăn bông sạch hoặc máy thối khô, không lau chùi vào quần áo, váy, tạp dề để làm khô tay.
-   Rửa kỹ tay bằng xà phòng và nước sạch cả gan bàn tay và mu bàn tay, cổ tay các khe ngón tay và nếp móng tay.
-   Không đế móng tay dài nếu có vết xước ở bàn tay và ngón tay thì cần được băng bó bằng gạc không thấm nước và nên đi găng tay khi tiếp xúc với thực phẩm.
   5. Trang phục cá nhân luôn giữ sạch sẽ, gọn gàng, có mũ chụp tóc khi sản xuất, chế biến thực phẩm.
  6. Khi có vết thương trên da thì không được trực tiếp tiếp xúc với thực phẩm, cần được băng bó kín bằng băng gạc không thấm nước
  7. Không tiếp xúc với thực phẩm khi bị sốt, bị các bệnh truyền nhiễm và các chứng bệnh: Lao, lỵ, thương hàn, tả, ỉa chảy, mụn nhọt, són đái, són phân, viêm gan virus, viêm mũi, viêm họng mũ, các bệnh nhiễm trùng ngoài da, các bệnh da liễu, người lành mang trùng đường ruột.
8. Không đeo đồng hồ, trang sức khi tiếp xúc với thực phẩm.
9. Không dùng tay trực tiếp để bốc, chia thực phẩm mà dùng kẹp, găng tay dùng một lần bốc, chia thực phẩm, thực phẩm chín ăn ngay.
10. Không ho, hắt hơi, xỉ mũi, hút thuốc, nhai kẹo, cười, nói to trong khu vực sản xuất, chế biến thực phẩm.

Nguồn sưu tầm: Sổ tay tuyên truyền về an toàn thực phẩm của Văn phòng Điều phối về vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh (NXB Thanh Hóa năm 2022)